Vướng mắc về trợ cấp thôi việc cho NLĐ

Chủ đề   RSS   
  • #547722 31/05/2020

    Vướng mắc về trợ cấp thôi việc cho NLĐ

    Trường hợp NLĐ làm việc được 10 tháng và nghỉ 2 tháng hưởng chế độ thai sản thì khi hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thì công ty có phải chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ không.

     

     
    1393 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547726   31/05/2020

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Giải đáp: Vướng mắc về trợ cấp thôi việc cho NLĐ

     

    Minhthuphl viết:

     

    Trường hợp NLĐ làm việc được 10 tháng và nghỉ 2 tháng hưởng chế độ thai sản thì khi hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thì công ty có phải chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ không.

     

     

     

    Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động 2012 thì:

    “Điều 48. Trợ cấp thôi việc

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc…”

    Như vậy, để hưởng chế độ trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng cả 2 điều kiện sau:

    - Một, khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật Lao động 2012.

    - Hai, người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên.

    Nhưng theo thông tin chị cung cấp thì:

    - Công ty chị và NLĐ có thỏa thuận đơn phương chấm dứt HĐLĐ, điều này thuộc Khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2012.

    - NLĐ làm việc được 10 tháng và nghỉ 2 tháng hưởng chế độ thai sản, điều này dẫn tới việc NLĐ mới chỉ có 10 tháng làm việc tại công ty, không đáp ứng được điều kiện thứ hai để hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định.

    Vậy, NLĐ làm việc được 10 tháng và nghỉ 2 tháng hưởng chế độ thai sản thì khi hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ thì công ty không phải chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ.

     

    Cập nhật bởi Tinh1445 ngày 31/05/2020 08:58:56 SA SAi chính tả
     
    Báo quản trị |  
  • #547742   31/05/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Trả lời như vậy là chưa đúng.

    Theo hướng dẫn ở nghị định 148/2018/NĐ-CP thì thời gian 2 tháng nghỉ thai sản này vẫn được tính. Như vậy NLĐ có vừa đủ 12 tháng làm việc.

    3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó (nếu có). Trong đó: 

    a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động. 

     
    Báo quản trị |