Vướng mắc về công ty hợp danh

Chủ đề   RSS   
  • #485011 20/02/2018

    Vướng mắc về công ty hợp danh

    Xin chào Thư Viện Pháp luật , trong quá trình nghiên cứu pháp luật tôi có một số thắc mau, mong thư viện hổ trợ. Căn cứ điểm b khoản 1 điều 176 Luật doanh nghiệp thì thành viên hợp danh có quyền đại diện công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh, tiến hành kí kết các giao dịch dân sự nhân danh công ty. Song đó căn cứ điều 177 của luật doanh nghiệp thì hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các hoạt động của công ty. Xin quý thư viện chia sẽ giúp, 1: về quyền hạn giữa hai chủ thể này trong công ty hợp danh, rằng thành viên hợp danh khi kí hợp đồng với bên thứ ba có buộc phải có sự chấp thuận của hội đồng thành viên hay không. 2: Nếu có thì hợp đồng giữa thành viên hợp danh kí kết với bên thứ ba có bị vô hiệu hay không. Và nếu nếu thành viên hợp danh có thể giao kết hợp đồng với bên thứ ba không cần thông qua hội đồng thành viên, thì giá trị về các quyết định của hội đồng thành viên là như thế nào đối với thành viên hợp danh và người thứ ba. XIN CÁM ƠN

     
    3071 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #485571   26/02/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Chào bạn, mình có vài chia sẻ như sau:
     
    1/ Căn cứ pháp lý:
     
    - Điều 176. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
    1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
    b) Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
     
    - Điều 177. Hội đồng thành viên
    3. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:
    a) Phương hướng phát triển công ty;
    b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
    c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
    d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
    đ) Quyết định dự án đầu tư;
    e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
    g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
    h) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận, được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
    i) Quyết định giải thể công ty.
    4. Quyết định về các vấn đề khác không quy định tại khoản 3 Điều này được thông qua nếu được ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hợp danh tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    2/ Giải đáp:

    - Căn cứ vào quy định trên, nếu hợp đồng ký kết thuộc vào những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 177 hoặc Điều lệ công ty có quy định phải có sự đồng ý của HĐTV thì thành viên hợp danh (TVHD) không được quyền tự ký kết, mà phải có sự đồng ý của HĐTV.

    - Ví dụ:
    + Theo điểm g Khoản 3 Điều 177, nếu giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty thì hợp đồng phải được Hội đồng thành viên chấp thuận.
    + Nếu giá trị hợp đồng mua trang thiết bị nhỏ hơn vốn điều lệ thì việc TVHD ký hợp đồng là hoàn toàn phát sinh hiệu lực
     
     
    Báo quản trị |