Vướng mắc vấn đề liên quan đến Hội đồng cổ đông

Chủ đề   RSS   
  • #29819 29/07/2008

    victorycapital

    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 720
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vướng mắc vấn đề liên quan đến Hội đồng cổ đông

    Em muốn hỏi các thủ tục tiến hành lấy ý kiến Đại hội đồng Cổ đông bằng văn bản, mẫu phiểu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông bằng văn bản như thế nào ạ?
    Cập nhật bởi navelvu ngày 25/02/2010 04:57:08 PM
     
    25698 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #32507   01/12/2009

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Tôi chưa hiểu rõ lắm câu hỏi của bạn. Tuy nhiên nếu bạn muốn hỏi về cách bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số thì bạn có thể xem lại trong Luật doanh nghiệp và Nghị định 139 hướng dẫn, có quy định về việc bầu dồn phiếu, đại ý là các cổ đông có thể tập hợp lại và cử đại diện của mình sao cho tổng số cổ phần của các cổ đông tối thiểu bằng 10% tổng vốn điều lệ. Khi này họ có quyền lợi theo quy định Luật doanh nghiệp và Điều lệ.

    Trân Trọng!
    danggiakien@gmail.com/0986998668

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #32508   14/01/2010

    lengalawyer
    lengalawyer
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (231)
    Số điểm: 1454
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 34 lần


    Tôi nghĩ bạn kienlawyer đã có một chút nhầm lẫn:


    1. Điểm a khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp quy định Cổ đông phổ thông có quyền “Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết”. Điều này có nghĩa là chỉ cần có một cổ phiếu, cổ đông đã có quyền tham dự Đại họi cổ đông và có quyền biểu quyết rồi.


    Thực tế, theo tôi được biết, Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày 02/6/2009 đã phải có Văn bản số 1019/UBCK/QLPH gửi Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải về việc Điều 9, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2009 của công ty này quy định: “Cổ đông sở hữu 5.000 cổ phần mới được mời tham dự đại hội; cổ đông dưới 5.000 cổ phần tập hợp lại cử đại diên tham dự đại hội”“Điều 9 Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2009 của công ty đã vi phạm điểm a khoản 1 điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005 và vi phạm điểm a, khoản 2 điều 11 Điều lệ công ty do hạn chế quyền tham dự Đại hội cổ đông của cổ đông phổ thông”.


    2. Việc bầu dốn phiếu được quy định tại điểm c khoản 3 điều 104 Luật doanh nghiệp chỉ được áp dụng trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, hoàn toàn không phải là các cổ đông thiểu số dồn phiếu lại với nhau mà là “mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên”.


    3. Trở lại với câu hỏi của bạn daochaubau2003, chỉ cần sở hữu 1 cổ phần, cổ đông đã là đồng chủ sở hữu của công ty và bạn có thể xem đó là một phần của vốn chủ sở hữu.


    Luật doanh nghiệp và nghị định 139/2007/NĐ-CP chỉ hạn chế quyền của các cổ đông thiểu số trong các trường hợp sau (nghĩa là phải đạt được một tỷ lệ nhất định mới có quyền này):


    Điều 79:

    “2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
    a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);
    b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
    c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
    d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
    đ) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

    3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
    a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
    b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;
    c) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

    4. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
    a) Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;
    b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử”.

    Điều 99:
    “2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, số và ngày đăng ký cổ đông tại công ty, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp”.

    Điều 17 Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết hơn:
    “3. Số lượng ứng cử viên mà mỗi nhóm có quyền đề cử phụ thuộc vào số lượng ứng cử viên do Đại hội quyết định và tỷ lệ sở hữu cổ phần của mỗi nhóm. Nếu Điều lệ công ty không quy định khác hoặc Đại hội đồng cổ đông không quyết định khác thì số lượng mà các nhóm có quyền đề cử thực hiện như sau:
    a) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa một ứng cử viên;
    b) Cổ đông nhóm cổ đông sở hữu từ 20% đến dưới 30% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa hai ứng cử viên;
    c) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 30% đến dưới 40% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa ba ứng cử viên;

    d) Cổ đông nhóm cổ đông sở hữu từ 40% đến dưới 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bốn ứng cử viên;

    đ) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 50% đến dưới 60% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa năm ứng cử viên;

    e) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 60% đến dưới 70% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa sáu ứng cử viên;

    g) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 70% đến dưới 80% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa bảy ứng cử viên;

    h) Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 80% đến dưới 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết được đề cử tối đa tám ứng cử viên.

    Trường hợp số lượng ứng cử viên được cổ đông, nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát hoặc các cổ đông khác đề cử”.


    Trân trọng.
     

     

    Cập nhật bởi lengalawyer vào lúc 14/01/2010 23:01:07

    Luật sư LÊ NGA

    Mobile: 0915.939.333

    Email: lengalawyer@gmail.com

    ---------

    TƯ VẤN DOANH NGHIỆP 

    TƯ VẤN ĐẦU TƯ 

    TƯ VẤN/GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

    TƯ VẤN CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC 

    ĐẠI DIỆN/TRANH TỤNG TẠI CÁC CƠ QUAN TỐ TỤNG

     
    Báo quản trị |  
  • #10344   07/01/2009

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Về Nghị định 52/2008/NĐ-CP

       Một số quy định của Nghị định 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ khiến tôi “không thể hiểu”, giờ đây các DN đã hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đáp ứng đủ điều kiện và đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo Nghị định 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001 phải xoay xở thế nào?
       Tôi xin trích quy định Nghị định 52/2008/NĐ-CP và nêu trường hợp mình gặp phải nhưng chưa thể xử lý được:
        Điều 11. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
        1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và những người trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
        a) …
        b) Có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật.
        2. …
        3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
        a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp;
        b) Bản khai lý lịch (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú), bản sao bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng (có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền), bản sao quyết định nghỉ hưu, xuất ngũ hoặc quyết định nghỉ việc (nếu có), phiếu lý lịch tư pháp của những người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nêu tại khoản 1 Điều này.
        4. …
    Và quy định chuyển tiếp tại Điều 22:
        Điều 22. Áp dụng pháp luật đối với các doanh nghiệp đã thành lập, đăng ký kinh doanh từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực
        1. Đối với doanh nghiệp đã và đang tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/11/2001 về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định của Nghị định này thì trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải thực hiện đúng các điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ và gửi hồ sơ chứng minh các điều kiện đó cho cơ quan Công an và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
        2. …
        3. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ không chấp hành đúng quy định nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì sẽ bị đình chỉ hoạt động và bị thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
        Trường hợp tôi gặp phải là: Công ty CP nọ, vừa được chuyển loại hình DN từ Cty TNHH sang CP năm 2007 và Giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT đã được cấp cho Cty TNHH trước đó theo NĐ14, nay muốn cấp đổi Giấy này nhưng có một số cổ đông sáng lập trên Giấy Chứng nhận ĐKý Kdoanh vừa được cấp năm 2007 không đáp ứng điều kiện theo khoản 1 Điều 11 trên (“…và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật.”, thế là Công an ko chấp thuận!
        Tại sao NĐ52 lại dùng từ ngữ “sáng lập viên”?- một từ ngữ hoàn toàn không có trong Luật DN (chỉ có: thành viên sáng lập, cổ đông sáng lập) mà không giải thích từ ngữ! Hơn nữa, ràng buộc điều kiện này đối với “sáng lập viên” để làm gì? theo tôi, chỉ cần đối với người đứng đầu, người quản lý doanh nghiệp là được.
        Bây giờ Cty xử lý thế nào? Đề nghị các cổ đông sáng lập này phải chuyển nhượng cổ phần cho người khác đủ điều kiện trên sao? Quyền lợi của họ giờ đây như thế nào? DN kiếm đâu ra để tất cả cổ đông sáng lập phải có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thuộc ngành kinh tế, luật? Không có người nhận chuyển nhượng CP của cổ đông sáng lập thì sao? Rút “sáng lập viên” và đăng ký giảm vốn liệu rằng có ổn ko? Các cổ đông sáng lập chưa đủ điều kiện phải đổ xô đi học kinh tế, luật ư? Cao đẳng, đại học thì mất 3-4 năm rồi trong khi văn bản cho thời hạn 12 tháng phải đáp ứng đủ điều kiện. Giờ DN phải đối mặt với nguy cơ bị đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép chẳng biết kêu ai? Cả quý vị bên Công an và Sở KHĐT đều bảo rằng đó là chuyện nội bộ của DN, không “chỉ giáo” gì thêm. Ngộ thật!
        Qua đây, tôi rất mong được nghe ý kiến của các “bậc thầy” tại trang Lawsoft. Xin cảm ơn trước.
     
    Báo quản trị |  
  • #10345   20/08/2008

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 436 lần


    Thôi đành chuyển các cổ đông sáng lập chưa đủ điều kiện đó thành cổ đông phổ thông đi. Khó bắt bẻ câu chữ với Sở lắm.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #10346   21/08/2008

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Như vậy mới nói: Luật thì mở mà vă bản dưới luật thì đóng

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #10347   07/01/2009

    tuantkd
    tuantkd

    Sơ sinh

    Đồng Tháp, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về Nghị định 52/2008/NĐ-CP

    Tôi thành lập Công ty TNHH TM DV BV CN Phi Long ngày 29/04/2008, trước khi CP ban hành nghị định 52,cũng đang lo lắng không biết xoay sở sau đây, hiện nay có lẻ có nhiuề doanh nghiệp đang lo lắng cho đời sống của nhân viên nếu doanh nghiệp phải giải thể.

     
    Báo quản trị |