Như chúng ta đã biết pháp luật luôn điều chỉnh cũng như áp dụng những biện pháp để trừng trị, răn đe và giáo dục mang hướng phù hợp dành cho những đối tượng xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng và nhân phẩm người khác, đặc biệt đối với nạn nhân là người dưới 16 tuổi. Điều này ảnh hưởng rất tích cực không chỉ là chính những nạn nhân này mà còn gia đình họ, đồng thời ít nhiều gây hệ lụy xấu cho tư tưởng xã hội.
Theo quy định pháp luật thì quy định về hành vi này như thế nào. Tại Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hành vi dâm ô như sau: Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Và để cụ thể về hành vi dâm ô này được hướng dẫn bởi Điểm đ, Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành có quy định về hành vi quan hệ tình dục khác như sau:
Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy... của người dưới 16 tuổi).
Như vậy, thì hễ có hành vi nêu trên đều quy kết việc có dấu hiệu dâm ô hay sao? Thực tế ngoài những người có trách nhiệm nuôi dưỡng hay thân nhân của người dưới 16 tuổi họ thực hiện hành vi này nhưng không có vấn đề mang yếu tố tình dục.
Nếu có sự tố cáo hay phản ánh nào đó thì vẫn rất rủi ro đối với họ, mà mặc dù không phải những thân nhân, kể cả người ngoài nếu hôn một đứa trẻ mà không mang tính chất dâm ô nhưng vẫn quy cho việc hành vi có tính chất tình dục thì vẫn chưa phù hợp, mà nên áp dụng cũng như điều chỉnh nhiều hơn cụ thể hơn về đối tượng cũng như tính chất cho vấn đề.