Vụ trộm giết chồng, vợ giết trộm: Giới hạn nào cho phòng vệ chính đáng?

Chủ đề   RSS   
  • #515188 12/03/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Vụ trộm giết chồng, vợ giết trộm: Giới hạn nào cho phòng vệ chính đáng?

    Mới đây  một thanh niên sau khi đột nhập vào nhà một hộ dân đã ra tay đâm chết người chồng, nhưng đối tượng này ngay sau đó bị người vợ chém tử vong tại chỗ.

    Tóm tắt nội dung:

    Đang ngủ nghe có tiếng động, anh Hội giật mình ngồi dậy, mở đèn bước xuống kiểm tra thì bị nghi phạm Trung núp sẵn dùng dao tấn công nhiều nhát làm anh Hội ngã xuống nền gạch tử vong. 

    Bị lộ, Trung tiếp tục dùng hung khí khống chế chị Hằng (vợ anh Hội) buộc im lặng để lục lấy tài sản. Quá hoảng sợ, chị Hằng bất ngờ lao mạnh vào người Trung để thoát ra cửa kêu cứu. Nghi phạm Trung lập tức đuổi theo, vung dao chém trúng lưng chị Hằng.

    Dù bị thương, chị Hằng vẫn chụp được con dao trên bàn quay ngược lại chém thật mạnh trúng vùng đầu Trung làm nghi phạm Trung té xuống gạch bất động và tử vong sau đó. Riêng chị Hằng chạy được ra cửa kêu cứu rồi bất tỉnh. 

    Vậy trường hợp này có được xem là phòng vệ chính đáng hay không? Và giới hạn của việc phòng vệ chính đáng là gì?

    Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định Phòng vệ chính đáng:

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

    Theo đó, điều kiện để được xem là phòng vệ chính đáng là:

    - Điều kiện thứ nhất : có hành vi xâm hại vào lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc của chính người có hành vi phòng vệ.

    Rõ ràng vụ án nêu trên đã có hành vi xâm hại, đó là về chổ ở, tài sản và tính mạng, sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ.

    - Điều kiện thứ hai : hành vi xâm hại đó đang xảy ra.

    Sau khi tên trộm dùng dao tấn công nhiều nhát làm anh Hội ngã xuống nền gạch tử vong. 

    Bị lộ, Trung tiếp tục dùng hung khí khống chế chị Hằng (vợ anh Hội) buộc im lặng để lục lấy tài sản. Quá hoảng sợ, chị Hằng bất ngờ lao mạnh vào người Trung để thoát ra cửa kêu cứu. Nghi phạm Trung lập tức đuổi theo, vung dao chém trúng lưng chị Hằng. Chị Hằng bỏ chạy Nghi phạm Trung lập tức đuổi theo, vung dao chém trúng lưng chị Hằng.

    Đó là phản ứng hiển nhiên của người đang trong tình thế tính mạng có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào chưa kể hắn đã giết người chồng thì sau khi lấy tài sản có gì đảm bảo được mạng sống của người vợ được giữ


    - Điều kiện thứ ba : thiệt hại gây ra cho chính người có hành vi xâm hại.

    Đối tượng có hành vi xâm hại bị người vợ chém trúng vào đầu và tử vong, thiệt hại đã xảy ra

    - Điều kiện thứ tư: hành vi phòng vệ phải là cần thiết đối với hành vi xâm hại.

    Hành vi của người vợ dùng dao chém hung thủ gây tử vong trong hoàn cảnh này thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng nên không cấu thành tội phạm là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

    Hướng dẫn của TAND Tối cao đã quy định: “Nếu hành vi trái pháp luật của nạn nhân trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng”.

    Vậy giới hạn của việc phòng vệ chính đáng được xác định phải là cần thiết đối với hành vi xâm hại. hành vi phòng vệ vượt quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại được xem là vượt quá phòng vệ chính đáng

    Đây là quan điểm của mình dưới góc độ pháp luật mình đã tìm hiểu, các bạn có thể phản biện, góp ý nhé!

     
    16996 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    chebap2012 (16/03/2019) phamhongvien (13/03/2019) thoangnet (12/03/2019) Honguyenvanphat (12/03/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #536358   31/12/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về vấn đề phòng về chính đáng thì mình thấy thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập khi chưa có cơ sở, hướng dẫn cụ thể về vấn đề như thế nào là phòng vệ chính đáng. Theo quan điểm của mình trong trường hợp trên thì người vợ sẽ thuộc Phòng vệ chính đáng khi chồng mình bị sát hại, bản thân bị đặt trong nguy hiểm, và trước tính hung hãn, côn đồ sẵn sàng giết người của tên cướp thì người vợ phải có hành động thích đáng để bảo vệ mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536386   31/12/2019

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Đúng là vấn đề này thực sự khó xác định, nếu vợ mang ý định gây thương tích cho tên trộm để ngăn cản hành vi giết chống thì theo quan điểm của mình vẫn có thể xác định là phòng vệ chính đáng. Hơn nữa khi sự việc đã rồi, 2 mạng người chết rồi khi khó xác định được tình hình lúc đó ai chết trước chết sau

     

     
    Báo quản trị |  
  • #536387   31/12/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Đối với vụ việc này thì hành vi của chị Hằng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về phòng vệ chính đáng vì đối tượng Trung thực hiện hành vi trái pháp luật, rất nguy hiểm, giết chết chồng của chị Hằng và đã có dấu hiệu của tội phạm giết người, cướp tài sản khi đang tiếp tục truy sát chị Hằng.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #536390   31/12/2019

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Chị Hằng hoàn toàn có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để ngăn chặn hành vi trái pháp luật của Trung để bảo vệ an toàn cho toàn cho sức khỏe, tính mạng của mình vì chị Hằng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện về phòng vệ chính đáng vì nạn nhân Trung đã thực hiện hành vi trái pháp luật, rất nguy hiểm, giết chết chồng của chị Hằng và đã có dấu hiệu của tội phạm giết người, cướp tài sản khi đang tiếp tục truy sát chị Hằng. Tuy nhiên, trên đây là nhận định dựa theo quy định của pháp luật. Hành vi của chị Hằng có là phòng vệ chính đáng hay không còn dựa theo kết quả điều tra và nhận định cuối cùng của Tòa án.  

     
    Báo quản trị |  
  • #536502   31/12/2019

    Về vấn đề trộm giết chồng, vợ giết chồng và ranh giới đặt ra cho việc phòng vệ chính đáng, theo quan điểm của mình theo quy định của luật thì rất khó xác định đâu là ranh giới của phòng vệ chính đáng vì chỉ mang tính chất định tính tùy thuộc vào quan điểm cũng như kinh nghiệm của người xét xử.

     
    Báo quản trị |  
  • #601060   30/03/2023

    vantienggg2000
    vantienggg2000

    Sơ sinh

    Vietnam --> Quảng Ngãi
    Tham gia:21/03/2023
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 400
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Vụ trộm giết chồng, vợ giết trộm: Giới hạn nào cho phòng vệ chính đáng?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Nội dung bài viết vô cùng hữu ích. Ranh giới giữa phòng vệ chính đáng rất mong manh, vì để đảm bảo an toàn tốt nhất cho bản thân mà có lúc bị hại có thể trở thành bị cáo nếu không biết dừng lại đúng lúc. Dù là đáng thương nhưng chúng ta phải sống trên tinh thần thượng tôn pháp luật

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #601160   31/03/2023

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 2618
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Vụ trộm giết chồng, vợ giết trộm: Giới hạn nào cho phòng vệ chính đáng?

    Cảm ơn các thông tin hữu ích từ bài viết của tác giả! Theo ý kiến của bản thân, hiện nay việc áp dụng xác định phòng vệ chính đáng còn nhiều bất cập và kẽ hở. Việc bảo vệ bản thân mình là quyền của mỗi con người, nhưng giới hạn nào cho phòng vệ chính đáng để không ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. Trong trạng thái cấp bách cần phòng vệ cho bản thân mình, con người có còn xác định được giới hạn hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #601191   31/03/2023

    Vụ trộm giết chồng, vợ giết trộm: Giới hạn nào cho phòng vệ chính đáng?

    Cám ơn bài viết hữu ích của tác giả. Qua bài viết mà mình biết thêm được quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng trong bộ luật hình sự. Tuy nhiên, hiện tại ranh giới giữa phòng vệ chính đáng và vượt quá phòng vệ chính đáng đang còn rất mong manh, hy vọng trong thời gian tới sẽ có quy định cụ thể rõ ràng về vấn đề này

     

     
    Báo quản trị |