Mới đây một thanh niên sau khi đột nhập vào nhà một hộ dân đã ra tay đâm chết người chồng, nhưng đối tượng này ngay sau đó bị người vợ chém tử vong tại chỗ.
Tóm tắt nội dung:
Đang ngủ nghe có tiếng động, anh Hội giật mình ngồi dậy, mở đèn bước xuống kiểm tra thì bị nghi phạm Trung núp sẵn dùng dao tấn công nhiều nhát làm anh Hội ngã xuống nền gạch tử vong.
Bị lộ, Trung tiếp tục dùng hung khí khống chế chị Hằng (vợ anh Hội) buộc im lặng để lục lấy tài sản. Quá hoảng sợ, chị Hằng bất ngờ lao mạnh vào người Trung để thoát ra cửa kêu cứu. Nghi phạm Trung lập tức đuổi theo, vung dao chém trúng lưng chị Hằng.
Dù bị thương, chị Hằng vẫn chụp được con dao trên bàn quay ngược lại chém thật mạnh trúng vùng đầu Trung làm nghi phạm Trung té xuống gạch bất động và tử vong sau đó. Riêng chị Hằng chạy được ra cửa kêu cứu rồi bất tỉnh.
Vậy trường hợp này có được xem là phòng vệ chính đáng hay không? Và giới hạn của việc phòng vệ chính đáng là gì?
Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định Phòng vệ chính đáng:
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.
Theo đó, điều kiện để được xem là phòng vệ chính đáng là:
- Điều kiện thứ nhất : có hành vi xâm hại vào lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc của chính người có hành vi phòng vệ.
Rõ ràng vụ án nêu trên đã có hành vi xâm hại, đó là về chổ ở, tài sản và tính mạng, sức khỏe của con người được pháp luật bảo vệ.
- Điều kiện thứ hai : hành vi xâm hại đó đang xảy ra.
Sau khi tên trộm dùng dao tấn công nhiều nhát làm anh Hội ngã xuống nền gạch tử vong.
Bị lộ, Trung tiếp tục dùng hung khí khống chế chị Hằng (vợ anh Hội) buộc im lặng để lục lấy tài sản. Quá hoảng sợ, chị Hằng bất ngờ lao mạnh vào người Trung để thoát ra cửa kêu cứu. Nghi phạm Trung lập tức đuổi theo, vung dao chém trúng lưng chị Hằng. Chị Hằng bỏ chạy Nghi phạm Trung lập tức đuổi theo, vung dao chém trúng lưng chị Hằng.
Đó là phản ứng hiển nhiên của người đang trong tình thế tính mạng có thể bị lấy đi bất cứ lúc nào chưa kể hắn đã giết người chồng thì sau khi lấy tài sản có gì đảm bảo được mạng sống của người vợ được giữ
- Điều kiện thứ ba : thiệt hại gây ra cho chính người có hành vi xâm hại.
Đối tượng có hành vi xâm hại bị người vợ chém trúng vào đầu và tử vong, thiệt hại đã xảy ra
- Điều kiện thứ tư: hành vi phòng vệ phải là cần thiết đối với hành vi xâm hại.
Hành vi của người vợ dùng dao chém hung thủ gây tử vong trong hoàn cảnh này thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng nên không cấu thành tội phạm là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
Hướng dẫn của TAND Tối cao đã quy định: “Nếu hành vi trái pháp luật của nạn nhân trực tiếp xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội hoặc của xã hội, đã cấu thành tội phạm thì hành vi chống trả lại gây chết người có thể được xem là trường hợp phòng vệ chính đáng”.
Vậy giới hạn của việc phòng vệ chính đáng được xác định phải là cần thiết đối với hành vi xâm hại. hành vi phòng vệ vượt quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại được xem là vượt quá phòng vệ chính đáng
Đây là quan điểm của mình dưới góc độ pháp luật mình đã tìm hiểu, các bạn có thể phản biện, góp ý nhé!