Vụ giết người bắt cóc vợ mình: Có thể coi là phòng vệ chính đáng?

Chủ đề   RSS   
  • #562868 18/11/2020

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Vụ giết người bắt cóc vợ mình: Có thể coi là phòng vệ chính đáng?

    Vụ giết người ở Vĩnh Long

    Vụ giết người bắt cóc vợ mình - Ảnh minh họa

    Người đàn ông đâm chết một người khi thấy một nhóm đối tượng bắt giữ cô gái được cho là vợ anh ta. Theo quan điểm của mình, trường hợp này có thể áp dụng những tình tiết giảm nhẹ.

    Thứ nhất, hành vi này có thể được xem là phòng vệ chính đáng

    Theo ghi nhận từ băng hình, cô gái bị nhóm đối tượng xâm phạm nghiêm trọng, chứng kiến tình trạng đó người đàn ông đã lao ra giữ các đối tượng trên lại và thực hiện hành vi đâm thanh kim loại.

    Tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

    “1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

    Để biết một hành vi phòng vệ có được coi là chính đáng hay không, cần phải xét trên các yếu tố:

    - Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

    - Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

    - Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

    - Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

    Rõ ràng nhóm người lạ mặt đã thực hiện hành vi trái pháp luật (có dấu hiệu phạm tội Bắt, giữ người trái pháp luật tại điều 157 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017) và việc này đang gây ra thiệt hại cho cô gái khi người đàn ông có hành vi phòng vệ

    Về mức độ thiệt hại tương xứng, ở đây cần làm rõ thêm một số chi tiết, tuy nhiên việc anh ta phải chống trả lại cùng lúc 3-4 đối tượng thì việc sử dụng vật nhọn rõ ràng không phải là quá chênh lệch.

    Thứ hai, nếu là giết người, chắc chắc phải xét đến việc giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

    "Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    ..."

    Như đã phân tích, việc bắt người của nhóm đối tượng chắc chắn phải được xem là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với cô gái, ngoài ra họ còn có hành vi xịt hơi cay vào người đàn ông này.

    Tình thế được ghi nhận tại cho thấy người phụ nữ đã la hét, cùng với việc bị chính nhóm đối tượng tấn công vào mình, như vậy hoàn toàn có căn cứ để cho rằng lúc này tâm lý của anh ta bị kích động mạnh.

    Nếu anh này chủ ý giết hại các đối tượng tấn công, thì hành vi có dấu hiệu của tội phạm “Giết người”, hoặc “Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, hoặc “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.

    Mặc dù vậy, tất cả những phân tích trên chỉ dựa vào thông tin cung cấp qua camera, chúng ta hãy chờ kết quả từ cơ quan điều tra để làm rõ chân tướng vụ việc!

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 18/11/2020 11:30:17 CH
     
    2369 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    enychi (18/11/2020) ThanhLongLS (18/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận