Vụ giao nhầm con, nếu người mẹ không trả lại con: Có phạm pháp?

Chủ đề   RSS   
  • #496769 13/07/2018

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Vụ giao nhầm con, nếu người mẹ không trả lại con: Có phạm pháp?

    Trao nhầm con - Một câu chuyện hy hữu đã và đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng xảy ra tại bệnh viện Ba Vì (Hà Nội)  khi 2 đứa bé sơ sinh bị trao nhầm gia đình.

    Ngày 11/7, Bộ Y tế cho biết đã tiếp nhận đơn kiến nghị của anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội). Bé trai mà gia đình anh đang nuôi là cháu Phùng Thanh H. có cùng huyết thống với chị Vũ Thị Hương (Phú Sơn, Ba Vì, Hà Nội). Trong khi đó, cháu Đoàn Nhật M. (chị Hương đang nuôi) có cùng huyết thống với anh Sơn và vợ là chị Hiền.

    Trách nhiệm bây giờ được đặt ra cho các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan trong vụ việc này, và lạ thay trong đó có cả chị Hương - người chưa chấp nhận được sự thật nên chưa đồng ý trao trả con cũng được nhận định có thể sẽ chịu trách nhiệm hình sự khi không thực hiện trao trả con.   

    Sự thật đến quá bất ngờ với thiên chức của một người mẹ thì đây là một cú sốc tinh thần vô cùng to lớn.  Có ý kiến cho rằng hành vi của chị Hương có thể xử phạt hành chính và buộc phải trả, nặng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Điều 153 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có khung hình phạt từ 3 năm đến 15 năm tùy tính chất phạm tội. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

    Cá nhân tôi không đồng tình với quan điểm trên, vụ việc xảy ra họ là những người chịu tổn thương nhiều nhất về cả hiện tại lẫn quá khứ là sự dè bỉu, dị nghị từ những người xung quanh, việc chị Hương chưa trao trả con là một chuyện hết sức bình thường với tâm lý của một người mẹ.

    Hơn thế nữa pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ trên ở góc độ dân sự. Về mặt pháp lý, mối quan hệ cha, mẹ con của họ tồn tại hợp pháp. Trường hợp không thỏa thuận được mà khởi kiện dân sự để trao trả con cho nhau cho đến thời điểm Tòa án đưa ra quyết định và có hiệu lực thì hiện tại vẫn chưa có gì gián đoạn mối quan hệ hợp pháp giữa chị Hương và con (kể cả vợ chồng anh Sơn và bé hiện tại), trên giấy tờ họ là cha là mẹ là đại diện hợp pháp của đứa bé, không ai có quyền ngăn cản việc họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con. Trách nhiệm hình sự được đặt ra trong trường hợp này theo tôi cũng là "cái khó" và quá nặng nề. (Trừ phi đã có quyết định của Tòa mà một trong hai bên không thực hiện)

    Tình cảm bây giờ là “kim chỉ nam” cho việc giải quyết vụ việc, ngoài ra hãy tôn trọng nguyện vọng của trẻ em để thấy mọi việc đơn giản hơn. Gì thì gì khi người lớn đang phải đối mặt với sự đau khổ, lo lắng, xáo trộn, thù địch, họ cũng nên tỉnh táo bởi điều đó sẽ được hai đứa trẻ nhận ra, có thể gây ảnh hưởng. Sau cùng, người tổn thương nhất vẫn là đứa trẻ.

    Hy vọng mọi việc sẽ ổn thỏa, những đứa trẻ vẫn hạnh phúc. 

    Ngày 12-7, TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử phúc thẩm vụ nổ súng vào rạng sáng 23-10-2016 khiến 3 người chết, 13 người bị thương tại tiểu khu 1535 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. 

    Hội đồng xét xử tuyên sửa một phần bản án nhưng vẫn giữ nguyên án tử hình đối với ông Đăng Văn Hiến.

    Nhận định về bản án:

    Công ty Long Sơn nổi tiếng về việc "san ủi đất, không bồi thường"  người dân gửi đơn không được giải quyết nên bức xúc tích tụ, nhiều người cũng đã rơi vào tù tội bởi công ty này. Giẫm đạp lên chén cơm manh áo của người dân, đến bước đường cùng thì họ tự đứng dậy để bảo vệ cuộc sống của họ. tòa cho rằng bị cáo Hiến có tình tiết định khung tăng nặng "có tính chất côn đồ" như viện kiểm sát đã truy tố là chưa đúng. Trong khi với các tình tiết của vụ án, phía Công ty Long Sơn chuẩn bị lực lượng (30 người với công cụ, phương tiện...), bất chấp pháp luật, hủy hoại tài sản người khác. Rõ ràng hành xử của phía Công ty Long Sơn mới có tính chất "côn đồ", chứ không phải bị cáo Hiến.

    Thứ hai, xét đến việc mâu thuẫn không được hóa giải giữa người dân và công ty Long Sơn từ cơ quan địa phương có thẩm quyền dẫn đến việc người dân phải tự bảo vệ cuộc sống của họ.

    Thứ ba, bị cáo đã đầu thú, trong quá trình điều tra, xét xử bị cáo ăn năn hối cải, cũng đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả. Có thể nhận định hành vi của bị cáo xảy ra trong trường hợp tinh thần bị kích động. Chính nhờ sự động viên từ bà con, các chiến sĩ cán Bộ Công an là nguồn động lực khi anh Hiến khi muốn tự kết liễu đời mình cũng còn loe lói tia hy vọng về chính sách khoan hồng của pháp luật

    Tất nhiên mạng sống của 3 con người đã bị tước đi không thể quy đổi , bản án có thể hiểu là sự ngăn chặn làn sóng tái diễn trong tương lai với hành động của “những người cầm súng”. Tòa án nghiêm minh nhưng không vì thế mà “tận trị”, lý trí và tình cảm được pháp luật thừa nhận thông qua chính sách khoan hồng được quy định trong hiến pháp.

    Xét những vấn đề vừa nêu trên, bản án tử hình là quá nặng nề đối với Đặng Văn Hiến, bây giờ chỉ chờ kỳ tích xuất hiện đến từ lệnh ân xá của Chủ tịch nước

     

     
    5278 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #496803   13/07/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Đồng quan điểm với shin.

    Hôm nay đọc được ý kiến của 1 luật sư cho rằng chị Hương có thể bị xử lý hình sự, tôi hơi ngạc nhiên nên đã coi nội dung BLHS và thấy rằng không thể đồng ý với vị LS này được.

     
    Báo quản trị |  
  • #496810   13/07/2018

    Chưa gì mà nghe nói đến tội hình sự rồi căng quá.

    Để xác định một hành vi có vi pháp pháp luật hình sự hay không phải chỉ dựa vào hành vi mà như mọi người đã biết phải đủ 4 yếu tốt: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Theo tôi nghĩ, nếu người mẹ này giữ con lại thì mục đich sẽ không giống như điều 153 Bộ luật hình. Vì vậy, không thể cấu thành tội phạm với hành vi đã nêu trên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trantam1996 vì bài viết hữu ích
    phiyen1995 (13/07/2018)
  • #496813   13/07/2018

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Theo tôi, do Bệnh viện thất trách nên mới xảy ra việc giao nhầm con, nên phạt hành chính và cắt chức thèng Trưởng khoa, đuổi việc mấy em y tá giúp việc!Còn người mẹ nuôi là do tình cảm sâu nặng nên không muốn giao con, phải dùng tình thương để khuyên nhủ và không đưa luật gì ra đây mà ghép tội người ta!

     
    Báo quản trị |  
  • #496817   13/07/2018

            Theo quan điểm riêng thì trườngng hợp này không thể nào truy cứu trách nhiệm hình sự  đối với chị Hương được. Nếu xét về các yếu tố cấu thành tội phạm thì không thể nào quy chụp đây là là tội phạm nên không cần nói dài dòng cũng như giành thời gian để tranh luận việc này với vị luật sư kia. Điều quan trọng ở đây khiến ta phải suy ngẫm là những việc làm tấc trách của những hộ lý ở bệnh viện và cần tránh lập lại sai lầm đau lòng này về sau. Nếu đã làm việc, đãchọn nghề thì phải có tâm với nghề không nên có những sai xót đáng thương như vậy. Người ngoài cuộc nói kiểu gì cũng được nhưng nổi đau gâm nhấm bên trong thì ai có thể thấu như chị Hương.

    Pháp luật xét về tình về lý. Tình ở đây là hợp lòng dân, hợp tình người; lý ở đây là lý luận khoa học. thật là mai mắn khi ông chỉ là luật sư.

     
    Báo quản trị |  
  • #496818   13/07/2018

    Đồng ý kiến. Việc hành vi của chị H có thể bị phạt hành chính, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tôi cũng không đồng ý về ý này. Chị H chỉ muốn tốt cho 2 bé và việc chị chưa trao trả lại con cho anh Sơn vì lý do chính đáng, nghĩ cho 2 bé. Nếu chỉ xét về khía cạnh thì chưa trao trả con mà truy cứu trách nhiệm là chưa đủ căn cứ. Nên hai bên gia định nên thỏa thuận với nhau để hai bé có thể vui vẻ tiếp nhận gia đình mới, và tiếp tục việc học tập và sinh hoạt của mình.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #496848   14/07/2018

    minhchau96
    minhchau96

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/06/2017
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 665
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 10 lần


    Trường hợp này cũng khó ghê giữa tình yêu thương chăm sóc với tình máu mủ thiệt khó quyết định. Mình nghĩ nên tham khảo ý kiến của 2 bé xem 2 bé muốn được ở với bố mẹ ruột hay bố mẹ nuôi. Hoặc là chờ 2 bé lớn thêm một thời gian nữa để tự quyết định.

    Nhưng hiện tại thì nên cho 2 bé có cơ hội được tiếp xúc nhiều với bố mẹ ruột. Như vậy thì sợi dây liên kiết giữa con cái với ba mẹ cũng dễ hình thành.

     
    Báo quản trị |  
  • #497013   15/07/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Trong vụ việc này tốt nhất pháp luật chỉ nên can thiệp vào việc xác định trách nhiệm của bệnh viện và hai hộ lý gây sự nhầm lẫn này. Còn chuyện giao con thì hãy cứ để hai bên gia đình thỏa thuận với nhau. Thay vì nghĩ đến việc giao con, hai bên hãy nghĩ đến chuyện nhận con. Cả hai bên sẽ được cả hai đứa con trai, hai đứa sẽ là hai anh em, còn vấn đề bé nào ở với gia đình nào thì hãy để các con quyết định. Hãy để niềm vui nhân thêm chứ đừng để tình mẹ con, cha con bị chia lìa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #497088   15/07/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Ý kiến xử phạt hành chính, hay truy cứu trách nhiệm hình sự thì đúng là không hợp lý và không có cái tình trong xử lý vụ việc. Công dưỡng dục còn nặng hơn công sinh thành, chị Hương dù không mang nặng đẻ đau nhưng cũng đã chăm sóc, nuôi dưỡng bé từ khi lọt lòng mẹ. Nghĩ cho đứa trẻ thì chắc chắn em cũng không nỡ rời chị.

     
    Báo quản trị |  
  • #544900   30/04/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    TruongMinhToan viết:

    Ý kiến xử phạt hành chính, hay truy cứu trách nhiệm hình sự thì đúng là không hợp lý và không có cái tình trong xử lý vụ việc. Công dưỡng dục còn nặng hơn công sinh thành, chị Hương dù không mang nặng đẻ đau nhưng cũng đã chăm sóc, nuôi dưỡng bé từ khi lọt lòng mẹ. Nghĩ cho đứa trẻ thì chắc chắn em cũng không nỡ rời chị.

     

    Ý như bạn nói cũng không phù hợp. Dù sao mẹ ruột cũng mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày mà giờ biết nhận nhầm con phải giao lại cho mẹ đẻ chứ. Đứa bé đó không nỡ rời xa người mẹ hiện tại thì có thể tới lui thăm hỏi. Như thế nào nếu sau này đứa bé biết được người mẹ hiện tại không phải là mẹ ruột của nó? Vì vậy mà tôi cho rằng pháp luật có biện pháp xử phạt hành chính/hình sự trong trường hợp này là phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #498443   31/07/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Vấn đề này theo mình hiện đúng là nan giải. Bản thân quy định pháp luật hiện hành thì bố mẹ ruột có quyền nhận lại con. Vì dù có gì đi chăng nữa, giữa họ vẫn tồn tại quan hệ huyết thống, và với vai trò là đấng sinh thành, họ có quyền nhận lại đúng con của mình. Tuy nhiên, phía còn lại cũng có công nuôi dưỡng, chăm sóc suốt thời gian 6 năm qua. Nên vai trò của họ cũng không thể chối bỏ. Nên có cơ chế phối hợp từ cả hai phía để có thể để con em phát triển tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #544569   28/04/2020

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Nuôi con bao lâu, đặt bao nhiêu tình thương vào con, nay nhận được tin trao nhầm con, người bao lâu nay nuôi dưỡng không phải con của mình thì khó ai chấp nhận được. Tuy nhiên, dù gì cũng nên trao đổi con lại để đảm bảo quyền lợi cho trẻ, nhưng cần phải có thời gian để những người làm cha làm mẹ dần thay đổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #544904   30/04/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Trước giờ những vụ việc tráo đổi, rồi trao nhầm con tưởng chỉ có trên phim nhưng không ngờ, thực tế cũng có những vụ việc như vậy. Việc bất ngờ nhận được tin đưa con mà mình nuôi nấng, chăm sóc từ khi mới sinh ra cho đến hiện tại khong phải là con mình quả thực khó chấp nhận đối với người làm mẹ, khi mà hầu hết tình thương đã gìanh cho đứa con của mình. Mình nghĩ, việc chị Huơng chưa trao lại con là do vẫn còn sốc về tâm lý, chưa chấp nhận đc việc này do đó vẫn còn cần thêm thời gian để ổn định. Việc đưa chế định hình sự vào lúc này là quá sơm và không phù hợp. Ngược lại, giữa 2 gia đình có thể có những thoả thuận phù hợp hơn, chị Hương có thể thoả thuận để nhận đứa con này là con nuôi của mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #545149   30/04/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Lần đầu mình đọc và tìm hiểu về trường hợp này, đúng là hiếm thấy. Nhưng nếu gặp thì chưa biết xử lý như thế nào. Việc nuôi nhầm con cũng không mang tính chất lỗi cố ý hay vô ý, nên không thể thành tội. Còn việc không trả con thì hình như luật cũng không quy định thì phải

     

     
    Báo quản trị |  
  • #545321   02/05/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Thật sự là quá tắc trách của đội ngũ y bác sĩ. Chỉ nghĩ đến chuyện đứa con mình đứt ruột đẻ ra nuôi dưỡng lại là con người khác mà đau lòng xót dạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #567352   31/01/2021

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Thật sự không thể nhẫn tâm dùng pháp luật ép buộc người mẹ giao con vì bởi lẽ, cho dù không phải cốt nhục máu mủ  do mình sinh ra nhưng suốt tuổi thơ từ khi đứa trẻ sinh ra đã nhận được nhận toàn bộ tình yêu thương của mẹ và giữa họ như là Mẹ con mà không cần phải quan tâm có phải con ruột mang dòng máu của mình hay không.

     
    Báo quản trị |