Vụ bé Nhật Linh: chữ ký của người dân có giá trị như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #484325 02/02/2018

    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 2960
    Cảm ơn: 109
    Được cảm ơn 122 lần


    Vụ bé Nhật Linh: chữ ký của người dân có giá trị như thế nào?

    Chắc các bạn đã biết vấn đề mà tôi muốn bàn luận ở đây là gì đúng rồi phải không? Đó chính là việc bố bé Nhật Linh (bị sát hại ở Nhật) đã và đang huy động 50.000 chữ ký để yêu cầu áp dụng án tử hình cho nghi phạm người Nhật đã sát hại bé Nhật Linh (P/s: đây là mục đích mà nhiều báo đưa tin nhất, chưa chắc đã chính xác).

    Về bản thu thập chữ ký trên có 2 vấn đề cần phải có sự xem xét một cách kỹ lưỡng, không chỉ đơn thuần là YES or NO (ký hoặc không ký) mà vấn đề lớn hơn là vì sao ký và vì sao không ký.

     

    Là một người cha bị mất con trong một bối cảnh nơi đất khách quê người như vậy tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm cho hành động kêu gọi chữ ký của bố bé Linh, việc làm của bố bé Linh không sai nhưng ít nhất cũng cho thấy rằng hành động này thiên nhiều về tình cảm hơn là lý trí. Trong trường hợp lý tưởng, bản thu thập huy động được đủ 50.000 chữ ký của người ủng hộ thì giá trị của nó đến đâu? Nó có thúc đẩy cơ quan tố tụng Nhật Bản tiến hành xét xử vụ án nhanh chóng hơn hay không? Đó có phải là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và Tòa sẽ áp dụng mức phạt cao nhất là tử hình cho người phạm tội hay không? Tôi không biết, nhiều người đã đặt bút ký cũng không biết và chính người vận động chữ ký – bố bé Linh cũng không biết được điều này.

     

    Hệ thống pháp luật của Nhật Bản không phải là một hệ thống pháp luật đơn giản, có cả sự ảnh hưởng của pháp luật phương Tây có cả pháp luật phong kiến, sự ảnh hưởng của Nhật Hoàng v.v…những điều đó làm cho hệ thống pháp luật Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự rất phức tạp và tôi tin rất ít tai trong chúng ta có thể hiểu cặn kẽ, tường tận về nó. Tuy vậy như đã nói, bố bé Linh trong trường hợp này, với bản năng của một người cha, ông ấy sẽ làm mọi cách mà theo ông là có thể đem lại sự tường minh về cái chết của con gái mình để bé được thanh thản nơi một thế giới khác. Tôi không lên án hay phản bác hành động thiêng liêng này. Tuy nhiên đối với những người nhận được lời đề nghị ký tên vào đơn thì bối cảnh hoàn toàn khác, có thể các bạn có một phần cảm xúc nhất định – đó là sự đồng cảm với cái chết của bé Linh và mong muốn người thực hiện hành vi thủ ác sẽ phải trả giá. Tuy nhiên, khi quyết định đặt bút ký tên lên lá đơn là hoàn toàn do sự kiểm soát của lý trí, các bạn phải ý thức được việc mình làm, hệ quả pháp lý của những việc đó và hãy nhớ đừng vội ký khi chưa hiểu tường tận về hệ quả pháp lý của nó, đặc biệt là những người trong ngành luật (đang học hoặc đang hành nghề).

     

    Theo thông tin được nhiều tờ báo chính thống đưa ra thì bản thu thập chữ ký mà gia đình cháu bé Nhật Linh đang tiến hành về pháp luật Nhật Bản thì không có giá trị pháp lý, đồng thời cũng không có tác dụng đẩy nhanh tiến trình xét xử. vì việc xét xử là căn cứ trên các bằng chứng phạm tội của nghi phạm mà nó chỉ có giá trị để lượng hình (tình tiết tăng nặng) vì sẽ có cơ sở để Tòa án sẽ đánh giá mức độ tác động xã hội, độ man rợ. Như vậy có thể thấy việc thu thập đủ chữ ký cũng có một giá trị nhất định. Nhưng các bạn phải hết sức TỈNH TÁO vì bản thu thập chứng cứ chỉ là một phần và phần còn lại là lá đơn mà bố bé Nhật Linh viết để nộp cho cơ quan tố tụng của Nhật Bản và nội dung chính xác của lá đơn đó là gì thì những người ký không hề biết và rất có thể nội dung của nó là đòi tử hình nghi phạm đang bị tạm giữ (chưa đưa ra xét xử, chưa biết có tội hay không – vì ông ta vẫn đang sử dụng quyền im lặng một cách tuyệt đối) và nếu sự thật đúng là như vậy thì từng chữ ký của các bạn là một cú đấm trực diện vào thành trì lịch sử tư pháp nhân loại đã được xây dựng và tinh lọc qua hàng trăm năm. Tại sao tôi lại nói như vậy?

    Quay ngược lại lịch sử chúng ta thấy rằng, từ thời nguyên thủy đến phong kiến chúng ta tiến hành việc xét xử các hành vi phạm tội là theo số đông và đa phần là xét xử theo cảm tính. Một ai đó bị tuyên là có tội hay vô tội hoàn toàn dựa vào sự khảo sát ý kiến của số đông và quyết định theo đa số. Những người được hỏi ý kiến là bất kỳ người nào có mặt tại buổi xét xử đó, không phân biệt thành phần lứa tuổi, trình độ nhận thức và cũng không quan tâm đến việc người đó có am hiểu luật pháp hay không và do đó án tuyên ra oan sai rất nhiều. Nhân loại nhận thức được hạn chế đó, qua thời gian đã trao quyền xét xử và phán quyết cho một nhóm người, tuy vào từng hệ thống pháp luật quốc gia mà nó có tên gọi khác nhau như Bồi thẩm đoàn, Hội đồng xét xử v.v… nhưng dù tên gọi là gì đi nữa thì về bản chất đều là tập hợp những con người có am hiểu pháp luật, có chuyên môn, được đào tạo bài bản, có khuôn phép, mực thước rõ ràng và quan trọng là rất lý trí, công minh trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

     

    Thời gian đã chứng minh mô hình xét xử như vậy đã hạn chế oan sai đi rất nhiều, bản án được tuyên đa phần là đúng người, đúng tội. Những nghi phạm được điều tra, truy tố xét xử theo một quy trình rất chặt chẽ và tôn trọng tối đa quyền con người theo thủ tục tố tụng hình sự, có sự tham gia của đội ngũ luật sư bào chữa cũng như bên công tố (buộc tội) và bồi thẩm đoàn, hội đồng xét xử sẽ ra phán quyết cuối cùng dựa trên những chứng cứ và những luận tội, gỡ tội của đôi bên. Đó có thể gọi là một thành công của nền tư pháp nhân loại, nhưng những người đang thực hiện việc ký vào bản thu thập đã và đang làm gì? có phải họ đã đi ngược lại những gì mà nhân loại đã thừa nhận là tiến bộ?

     

    Cho đến thời điểm này, nghi phạm vẫn chưa phải là tội phạm và cũng rất có thể sẽ không là tội phạm sau khi xét xử, nhưng những người tham gia ký tên đã tuyên sẵn một bản án cho nghi phạm rồi và đó là án tử và nó hoàn toàn dựa trên sự cảm tính – một lần nữa tôi xin khẳng định không ai có thể hiểu được hệ thống pháp luật Nhật Bản trong vụ án này- không hề khác với thời nguyên thủy, phong kiến lạc hậu. Nguy hiểm hơn một áp lực xã hội kinh khủng như vậy (50.000 người) sẽ đè lên một nhóm những người có quyền xét xử và liệu họ có còn được sự công tâm để chỉ tuân theo pháp luật? chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ tuyên nghi phạm vô tội hoặc không phải là án tử hình như những người ký mong muốn (một cách có chủ đích hay không có chủ đích)? chắc mọi người cũng đoán được viễn cảnh sau khi buổi tuyên án kết thúc.

     

    Trường hợp này án lệ của Ấn Độ đã có, rằng trong trường hợp Hội đồng xét xử một vụ án mà dư luận xã hội đã có sẵn một bản án cho nghi phạm – giống vụ này, thì họ sẽ tuyên trả tự do cho nghi phạm ngay tại phiên tòa vì không có gì đảm bảo họ sẽ xét xử một cách công tâm, khách quan đối với nghi phạm và bản án họ tuyên sẽ không còn ý nghĩa. Nếu trường hợp này xảy ra thì rõ ràng là lợi bất cập hại, một kết thúc buồn đối với những người ủng hộ bố bé Nhật Linh.

     

    Vậy nên có ký hay không ký các bạn phải hết sức tỉnh táo, đừng vì phong trào hay một phút đánh mất lý trí vì bút sa thì gà chết và hệ quả của nó là mạng sống của một con người. Đừng ký chỉ vì muốn ủng hộ mà không biết là mình ủng hộ cái gì.

    When you like your work, every day is a holiday

     
    13531 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #484359   03/02/2018

    Không biết việc chữ kí đó có phải là một tình tiết tăng nặng hay không nhưng dù sao thì gia đình bé Nhật Linh và những người đặt bút kí tên cũng có một chút niềm tin là như thế, nhưng nếu Pháp luật Nhật nhìn vào thì cũng có thể họ nhìn nhận lại và nhận ra đây là một vấn đề đáng lưu tâm và gây ra nhức nhối cho xã hội để tìm cách xử lí và giải quyết vụ án một cách nghiêm minh và xác đáng nhất. Chữ kí không phải (và cũng không thể nào ) là cách ép buộc pháp luật Nhật tử hình người đàn ông đã gây ra cho bé như vậy.Tại sao lại có ADN của tên ác thú đó trên thi thể em bé, tại sao biết bao nhiêu người như vậy lại không trở thành nghi phạm? Ai có thể trả lời được câu hỏi này? những ai không kí tên cũng có quan điểm riêng nhưng xin đừng vùi dập tia hi vọng của những đấng sinh thành ra bé và cả những người đặt bút kí tên vào. Đây là tội ác phải xứng đáng với hình phạt cao nhất, mình nghĩ thế. 

     
    Báo quản trị |  
  • #484374   04/02/2018

    Tôi nghĩ không thể dùng dư luận để phân xử một người được, người đó có tội hay không tội cũng phải dựa vào những chứng cứ khách quan mà đưa ra phán quyết. Dù người đó đáng tội hay không cũng không nên dùng dư luận để gây sức ép trong việc xét xử, như vậy là không công bằng, đi ngược lại với nguyên tắc của pháp luật. Tuy đồng cảm với gia đình bé Nhật Linh nhưng việc hành động ra sao thì nên dùng lý trí suy xét thấu đáo.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThyThy2901 vì bài viết hữu ích
    hieuxike (05/02/2018)
  • #484390   05/02/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình cũng cảm thấy rằng việc phán định tội danh hay hình phạt nếu trên lý thuyết thì nhìn rất đơn giản, dễ dàng ấn định tội danh cũng như hình phạt nhưng để đi vào thực tiễn thì hoàn toàn ngược lại. Mình lại nghĩ tới vụ án thảm sát của Lê Văn Luyên, chứng cứ có, độ dã man, tàn bạo là không thể dùng ngôn từ nào để diễn tả, ngay chính bản thân tên sát nhân cũng thể hiện sự vô cảm của mình trước tội ác vậy mà việc ấn định tội và hình phạt đâu có dễ. Đấy là còn chưa nói người dân cả nước thể hiện thái độ phẫn nộ của mình như thế nào.

     
    Báo quản trị |  
  • #484418   05/02/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Đúng là cái gì cũng phải có chứng cứ thì mới được kết luận một người có tội hay không có tội, tội nặng hay tội nhẹ. Tuy nhiên có nhiều sự việc mọi thứ đã quá rõ ràng rồi nhưng lại thiếu đi những bằng chứng quan trọng, cho nên điều gì cũng có ngoại lệ. Nếu cứ để cho tội ác hoành hành vì thiếu chứng cứ thì xã hội này liệu ai còn tin vào pháp luật? Hi vọng rằng vụ án của bé Nhật Linh sẽ được pháp luật bảo vệ, kẻ ác nên bị chừng phạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #484423   05/02/2018

    ha2308
    ha2308
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Rất nhiều người đang băn khoăn về việc xin chữ ký này. Theo như mình có theo dõi trên các kênh truyền thông thì mẹ của bé có cung cấp thông tin rằng việc xin chữ ký của gia đình là hoàn toàn hợp pháp, gia đình có xin tư vấn của luật sư và cũng đã báo cáo với Viện Kiểm Sát Nhật Bản, xin hỗ trợ từ cảnh sát Nhật Bản cho các họat động xin chữ ký tại nhà ga.

    Vụ án đã có những chứng cứ rõ ràng, hung thủ đã bị tống giam và giữ quyền im lặng, điều này khiến cho công an mất thêm thời gian điều tra. Do đó, vụ việc chậm được đưa ra xét xử.

    Việc thu thập 50.000 chữ ký như thế này là tương tự như trong một án lệ trước đó đã khiến cho một kẻ phạm tội lẽ ra không bị tuyên án tử hình nhưng phải chịu án tử sau khi Tòa án xem xét điều kiện bổ sung là những trang chữ ký của dư luận đề nghịe xét xử mức án cao nhất. Tuy nhiên không nên hiểu phải cứ có 50.000 chữ ký này là kẻ nghi phạm kia sẽ bị xử án tử hình, đây chỉ được xem là một dạng tài liệu kèm theo cho thấy mức độ nghiệm trọng của vụ việc, bức xúc dư luận, có rất nhiều người đang dành mối quan tâm tới vụ án này ra sao, để tòa án có thể xem xét cân nhắc đưa ra mức án phù hợp.

     
    Báo quản trị |  
  • #484425   05/02/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy việc ký hay không ký vào lá đơn liên quan đến vụ án của bé Linh này tùy thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề và suy xét vấn đề dưới các góc nhìn khác nhau của mỗi người. Có rất nhiều cách nhìn nhận và đưa ra quan điểm cá nhân rất thuyết phục: người không thể ký vì không phải họ không muốn có công lý cho bé Linh  và gia đình bé, không thể ký vì không phải họ về hùa với kẻ đã gây ra tội ác của bé hay tìm kiếm danh tiếng hoặc đi ngược lại với đám đông.

    Có người không ký vì không đủ thông tin, cuối cùng mục đích của việc ký lá đơn này là làm gì? Là để gây sức ép đưa vụ án ra xét xử? Là để áp dụng cực hình cho nghi phạm? hay đơn giản là thể hiện mong muốn đòi lại công lý cho bé Linh...

    Và như xem xét các hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay, dễ nhận thấy rằng không một quốc gia nào quy định chữ ký hay dư luận xã hội có thể được xem là tình tiết để thẩm phán áp dụng án tử hình cả, vậy việc kêu gọi áp dụng án tử hình cho nghi phạm bằng chữ ký của chúng ta chỉ mang tính biểu trưng.

    Thực tế anh ta vẫn là nghi phạm, tức là anh ta chưa bị coi là người có tội và không dám chắc anh ta là người có tội, chính vì thế không nên kêu gọi tử hình nghi phạm khi anh ta vẫn còn là người vô tội. Nếu anh ta đã bị xác định là có tội rồi, thì lúc đó chúng ta mới có cơ sở để kêu gọi áp dụng hình phạt nào cho hắn

     
    Báo quản trị |  
  • #486402   05/03/2018

    syven
    syven

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn cho biết nguồn của án lệ Ấn Độ được không ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #502955   23/09/2018

    Khi muốn bội tội một ai đó là tội phạm thì phải có chứng cứ thì mới được kết luận là có tội hay không, có tội thì tội nặng hay tội nhẹ. Theo quan điểm cùa mình không thể để dư luận xã hội làm "tiền đề" để xét xử một người có tội hay không được. Người đó đáng tội hay không thì phải để cơ quan tư pháp giải quyết. Thật sự trong trường hợp này, mình rất đồng cảm và bức xúc như bao người khác nhưng cái gì cũng phải có nguyên tắc giải quyết của nó chứ không phải là những lời phán xử từ dư luận xã hội.
     
     
    Báo quản trị |