Vô ý làm chết người liệu có nên cho hưởng án treo?

Chủ đề   RSS   
  • #569631 30/03/2021

    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1144)
    Số điểm: 8330
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Vô ý làm chết người liệu có nên cho hưởng án treo?

    Có thể nói án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm.  Bên cạnh đó căn cứ vào tội đã phạm mà tòa án ra những phán quyết khác nhau do chủ thể vi phạm lỗi cố ý cũng như lỗi vô ý.

    Vậy, trong trường hợp đối với tội vô ý làm chết người thì có nên tạo điều kiện để áp dụng mức án treo không?

    Trước hết căn cứ Khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:

    Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

    Như vậy, khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo.

    Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vô ý làm chết người như sau:

    Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    Như vậy, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 01 đến 10 năm. Trường hợp họ bị phạt tù không quá 03 năm thì có thể được Tòa án xem xét cho hưởng án treo. Luật quy định là như vậy. Tuy nhiên, có nên phá bỏ điều kiện về phạt tù không quá 03 năm  mà tăng lên 4 năm, hay 5 năm không?

    Vì căn cứ vào tính chất của người vô ý phạm tội  thông qua việc đánh giá khả năng thấy trước hậu quả cũng cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh và yếu tố khác nhau, cụ thể dựa vào chính khả năng của người phạm tội như trình độ, lứa tuổi, kinh nghiệm sống...; dựa vào hoàn cảnh khách quan về không gian, thời gian, vị trí địa lý. Do đó, có nên đặt ra vấn đề như vậy hay không.

     

     
    1165 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #578430   26/12/2021

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp. Trong thực tế điều tra, truy tố, xét xử cho thấy rằng việc định tội danh đối với hành vi Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người khá là dễ nhầm lẫn với các tội phạm khác, đặc biệt là tội giết người, nhất là giết người với lỗi cố ý gián tiếp. Khi xác định tội này có nhiều yếu tố cần phải xem xét cẩn trọng và thực tế để chứng minh được là vô ý làm chết người cũng rất khó. 

     
    Báo quản trị |