VIỆT NAM SẼ CẮT GIẢM HÀNG LOẠT THUẾ

Chủ đề   RSS   
  • #382450 09/05/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    VIỆT NAM SẼ CẮT GIẢM HÀNG LOẠT THUẾ

    Từ năm 2015, hàng loạt mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam sẽ giảm thuế theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.

    Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

    Theo cam kết, đến năm 2015, Việt Nam phải giảm thuế hầu hết các mặt hàng về mức 0-5%. Để thực hiện cam kết này, Việt Nam đã ban hành các biểu thuế thực hiện thuế suất ưu đãi đặc biệt. Theo đó, sẽ có khoảng 72% số dòng thuế có mức thuế suất là 0%, khoảng 3% các mặt hàng nhạy cảm có thuế suất 5%, và còn lại 25% số mặt hàng hiện nay có mức thuế trên 5%. Trong số 25% mặt hàng này, Việt Nam cần xác định 7% các mặt hàng linh hoạt đến năm 2018 mới đưa về mức cam kết 0%. Ước tính, mức độ giảm thu NSNN trung bình trong giai đoạn 2014 - 2018 vào khoảng 7,4 triệu USD/năm.

    Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc

    Việt Nam tham gia khu vực này từ năm 2002 và bắt đầu thực hiện các cam kết về thuế từ năm 2005. Tính đến 31/12/2014 có khoảng 45% số dòng thuế có mức thuế suất là 0%. Từ 2015, Việt Nam cắt giảm thuế quan cho toàn bộ mặt hằng thuộc danh mục thông thường về 0%, trong đó linh hoạt cho 250 dòng thuế thuộc danh mục linh hoạt xóa bỏ về 0% từ năm 2018 và giảm thuế về 20% cho hàng hóa thuộc danh mục nhạy cảm. Ước tính, mức độ thu NSNN giai đoạn 2015-2018 tăng trung bình 9,1 triệu USD mỗi năm so với năm trước liền kề.

    Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – Hàn Quốc

    Việt Nam tham gia vào Hiệp định này từ năm 2005 và bắt đầu thực hiện cam kết thuế năm 2007. Tính tới 31/12/2014, mới chỉ có khoảng 30% số dòng thuế có mức thuế suất là 0%. Từ năm 2015, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế quan cho 90% mặt hàng thuộc danh mục thông thường, 10% còn lại (818 dòng thuế) sẽ được linh hoạt cắt giảm về 0% vào năm 2016 (340 dòng) và vào năm 2018 (478 dòng). Bên cạnh đó, tất cả các dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm của Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất về 20% năm 2017. Vào cuối lộ trình năm 2021, số dòng thuế được xóa bỏ chiếm 85,6% số dòng thuế trong toàn biểu cam kết.

    Dự kiến việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế sẽ làm giảm thu NSNN trung bình trong giai đoạn 2015-2018 so với năm 2014 khoảng 25,2 triệu USD, chủ yếu là các nhóm hàng dệt may (8,2 triệu USD), máy móc thiết bị điện (6,5 triệu USD), sắt thép (1,5 triệu USD), xăng dầu (1,6 triệu USD), da giầy (1,2 triệu USD)…

    Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản

    Trong khu vực thương mại tự do này, biểu cam kết tính đến 31/3/2015 bao gồm 9.390 dòng thuế. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 26,3 dòng thuế, và xóa bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện đối với 33,8 (năm 2018). Vào năm 2023 và 2024, Việt Nam cam kết xóa bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế tương ứng. Vào cuối lộ trình (năm 2025), số dòng thuế được xóa bỏ thuế quan chiếm 88,6% số dòng thuế trong toàn biểu cam kết.

    Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam – Nhật Bản

    Việt Nam ký kết hiệp định này với Nhật Bản vào ngày 25/12/2008. Trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hóa đối với khoảng 87,7% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hóa đối với 94,5% kim ngạch thương mại.

    Biểu thuế cam kết của Việt Nam đến 31/3/2015 bao gồm 9.390 dòng thuế. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 75,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% dòng thuế và xóa bỏ thuế quan sau 10 năm (năm 2019) đối với 40,3% dòng thuế. Theo tính toán khi thực hiện cả hai Hiệp định ASEAN – Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản, thu NSNN sẽ giảm 4,2 triệu USD mỗi năm trong giai đoạn 2015-2018. Thu NSNN với các mặt hàng trong khuôn khổ hai hiệp định này ước tính gần 340 triệu USD năm 2014.

    Hiệp định FTA ASEAN – Australia – New Zealand

    Hiệp định này có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 01/01/2010. Theo cam kết, tính đến năm 2014 có khoảng 28% số dòng thuế có mức 0%. Đến 2020, các mặt hàng thuộc danh mục thông thường chiếm 90% số dòng thuế và sẽ được cắt giảm về 0%. Ước tính, NSNN sẽ giảm thu gần 3,6 triệu USD năm 2015; 12,5 triệu USD năm 2016; hơn 1 triệu USD năm 2017; và 1 triệu USD năm 2018.

    Hiệp định FTA ASEAN - Ấn Độ

    Tham gia từ năm 2009, Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết thuế từ năm 2010. Tính đến năm 2014 có khoảng 12,3% số dòng thuế có mức thuế suất 0%. Đến năm 2018, Việt Nam sẽ cắt giảm 60,7% số dòng thuế về 0%. Năm 2021 cắt giảm 22,7% số dòng thuế còn lại xuống 0%. Năm 2024 cắt giảm thuế danh mục nhạy cảm cao và kết thúc lộ trình giảm thuế. Ước tính, mức tăng thu NSNN trong bình trong giai đoạn 2014-2018 là hơn 15%/năm (dự kiến thu ngân sách hơn 59 triệu USD năm 2014 tăng lên 104 triệu USD năm 2018).

    Hiệp định FTA Việt Nam – Chile

    Việt Nam ký kết hiệp định này vào tháng 11/2011. Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan đối với gần 83,9% số dòng thuế trong vòng 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ thêm 4,7% số dòng thuế trong vòng 15 năm.

    Năm 2015 được đánh giá là năm bản lề quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm nay đánh dấu bước khởi đầu của lộ trình cắt giảm ở mức sâu nhất và tiến tới cam kết cuối cùng về xóa bỏ thuế quan của thuế suất nhập khẩu trong các FTA mà Việt Nam đã ký với các đối tác quan trọng như ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc… Bên cạnh đó, Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định tự do thương mại Việt Nam-EU dự kiến sẽ được ký kết trong năm nay cũng hứa hẹn những sự thay đổi kèm theo đó là nhiều áp lực mới.

    Vậy là người dân sẽ có thể mua đồ ngoại bằng giá nội địa các nước? Đây là một tin mừng với người dân nhưng lại là một thử thách cho các doanh nghiệp trong nước.

    Theo Tạp chí tài chính

     
    4883 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận