Trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có thẩm quyền rất lớn trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người phạm tội. Như vậy Viện kiểm sát khi có căn cứ về hành vi phạm tội có quyền ra quyết định tạm giữ đối với người phạm tội hay không?
Khoản 2 điều 110 BLTTHS 2015 có quy định về những người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ:
" Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ " . Khoản 2 điều 110 liệt kê những người sau:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
- Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
- Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Như vậy Viện kiểm sát không có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ. Vậy nếu nhận thấy có dấu hiệu phạm tội phạm, Viện kiểm sát phải làm gì? Viện kiểm sát có thể yêu cầu những người trên ra quyết định tạm giữ đối với người phạm tội và cũng có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, bao gồm cả quyết định tạm giữ.