Tập hợp những câu hỏi liên quan đến hôn nhân, thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #269709 17/06/2013

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Tập hợp những câu hỏi liên quan đến hôn nhân, thừa kế

     

    Mẹ chồng tôi đang muốn ly hôn. 2 vợ chồng đã ly thân được 7 năm. Mẹ chồng tôi muốn ly hôn nhằm mục đích chia tài sản. Vì khi bà thoả thuận với bố chồng tôi để bán thì bố chồng tôi không đồng ý.

    Mẹ tôi đã tìm đến văn phòng luật sư để xin tư vấn về trường hợp này và được trả lời như sau:

    - Bây giờ luật mới ban hành tài sản sẽ chia thành 3 phần: bố - mẹ - con cái??? ( không biết có đúng không ạ? Tôi thấy hơi lạ).

    - Để được bán tài sản ( mẹ tôi muốn bán để lấy tiền mua nhà khác, do không thể sống chung nhà được nữa, mà mẹ tôi thì ko có tiền riêng để mua nhà), luật sư tư vấn là có thể nhờ toà ra quyết định chia tài sản cho. Tuy nhiên, mẹ tôi đang phân vân vì nếu toà chia tài sản, nhưng sau khi ly dị bố chồng tôi nhất quyết không ký giấy bán nhà thì cũng không bán được.

     Nhờ luật sư tư vấn dùm tôi, các tư vấn trên của văn phòng luật sư mà mẹ tôi xin ý kiến có đúng hay không? Nếu họ tư vấn không đúng, để được bán tài sản, mẹ tôi cần làm gì?

     

    (Lê Thúy Liên)

     

     

    Chào bạn! luật sư Nguyễn Thạch Thảo tư vấn cho bạn như sau:
     
    Khi ly hôn, về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân sẽ được chia đôi. Nhưng nếu trong quá trình chung sống mà con của vợ chồng đó cũng có đóng góp trong khối tài sản chung thì người con cũng có quyền yêu cầu tòa án chia phần đóng góp của mình trong khối tài sản chung này.
     
    Khi ly hôn thì  việc phân chia tài sản sẽ theo nguyên tắc sau:
     
     1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
     
    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
     
    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
    Trên đây là nội dung tư vấn cho bạn.
    Thân chào.
     

     

    Với tỷ lệ 96,1% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Tố cáo (sửa đổi) tại kỳ họp 5, Khóa XIV.

    Luật gồm 9 chương, 67 điều quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo.

    Mình sẽ cập nhật những điểm mới khi có văn bản chi tiết,…

     

     
    81834 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    hongduylaw (30/10/2014) huutai632 (04/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #269711   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bán tài sản trước khi li hôn

    Tôi kết hôn năm 2003 và 2 vợ chồng mua nhà riêng năm 2006 nhưng không có hộ khẩu ở hn nên nhờ chị chồng đứng tên, năm 2009 đã xang tên chồng tôi , vì tôi chưa nhập hộ khẩu về nhà chồng nên sổ đỏ chỉ đưng tên chồng tôi, nhưng là tài sản chung của 2 vợ chồng, nay vợ chồng nhiều mâu thuẫn  muấn li hôn  thì nhà đó giải quyết như thế nào, nếu  chông tôi bán nhà trước khi li dị để  chạy tài sản vì không muấn chia tài sản. liệu chồng tôi có bán được không ?

    Và tôi muốn li hôn đơn phương nhưng vì chồng tôi không thuận tình và vì chồng đang ở nước ngoài mà tôi không có giấy tờ gì về phía chông tôi phải làm sao để li hôn . xin trả lời giúp. cám ơn luật sư

    (Dương Hoàng Yến)

     
    Chào bạn! luật sư Nguyễn Đức Long tư vấn cho bạn như sau:
     
    I. Trong trường hợp ly hôn, việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận, nếu không thoả thuận được thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi.
    Theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình về Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:
     
    "1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa  thuận; nếu không thỏa  thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".
    II. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vì vậy, chồng chị tự ý bán nhà mà không được sự đồng ý của chị thì giao dịch liên quan đến việc mua bán nhà này không hợp pháp.
     
    III. Hiện nay chồng chị đang sống ở nước ngoài nên thẩm quyền của Tòa án giải quyết về ly hôn là Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, nơi chồng chị có hộ khẩu thường trú trước khi xuất cảnh. Hồ sơ xin ly hôn gồm: Đơn xin ly hôn; Đăng ký kết hôn; Chứng minh Nhân dân, sổ hộ khẩu của chị (bản sao); Giấy khai sinh của các con (bản sao); Giấy tờ về tài sản. Nếu không tự thu thập được giấy tờ về chồng chị thì chị có thể yêu cầu Tòa án thu thập giúp giấy tờ chứng minh chồng chị đang ở nước ngoài. Trong đơn xin ly hôn chị phải cung cấp được địa chỉ cư trú hiện tại ở nước ngoài của chồng chị.
     
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 03:10:07 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    huutai632 (04/07/2013) anhcodonctbl (30/11/2014)
  • #269715   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Phân chia tài sản sau ly hôn

    Em tổ chức đám cưới  tháng 4 năm 2012 nhưng đến tháng 1 năm 2013 mới làm đăng ký kết hôn.

    Trong thời gian chung sống từ khi cưới nhau vợ chồng luôn bất hòa mâu thuẫn. Đôi khi chồng em còn đánh đập. Ngay cả bây giờ khi đang mang thai anh ta vẫn hành hung như vậy. Không công ăn việc làm nhưng vẫn không chịu đi làm cả ngày chỉ rong chơi, lêu lổng, rượu chè, đêm về còn chửi bới thậm tệ, hầu như đêm nào cũng vậy có lúc anh ta đánh em sảy thai.

    Trước và sau khi cưới nhau anh ta đi vay lãi, số tiền đó chỉ để rượu chè bài bạc không phụ gì cho cuộc sống sinh hoạt cho gia đình. Trước đi đăng ký hàng tháng vẫn gửi bố mẹ chồng 1.000.000đ/ tháng để lo cơm nước cho tụi em. ngoài ra các công việc giỗ, lễ tết, ma chay 1 tay em phải lo.

    1.Đến nay giấy tờ đăng ký kết hôn của em còn chưa được 1 tháng nhưng em muốn li hôn với anh ta thì phải làm như thế nào

    2.Sau khi ly hôn em có được chia tài sản gì không vì trong nhà không có tài sản chung. công sức đóng góp sau khi cưới và trước khi đăng ký kết hôn của em có được tính để phân chia tài sản không.

    3.Bây giờ bố chồng e đã mất vậy số tiền trước kia bố chồng em vay của em thì có được tính không, nếu tính thì như thế nào

    (Nguyễn Thị Hương)

     Trước tiên luật sư Nguyễn Thạch Thảo xin chia sẻ với bạn về những vấn đề trên, hy vọng bạn sẽ vượt qua được giai đoạn này. Thực ra việc quyết định ly hôn hay không sẽ phụ thuộc vào tình cảm cá nhân của mỗi người và những người trong cuộc mới là người có quyền quyết định cao nhất. Do vậy, luật sư sẽ tư vấn cho bạn về trình tự thủ tục khi ly hôn 

    1/ Nếu bạn muốn đơn phương xin ly hôn thì có thể liên hệ Tòa án nhận dân Quận, Huyện nơi chồng bạn có HKTT để xin mẫu đơn "đơn phương xin ly hôn" sau đó điền các thông tin vào. Trong đơn bạn phải thể hiện được nguyên nhân dẫn đến yêu cầu ly hôn, mâu thuẫn có trầm trọng hay không? đời sống chung của bạn và anh ta có thể hàn gắn được? 

    2/ Khi ly hôn, nếu bạn có những tài sản riêng trước hôn nhân thì đó vẫn thuộc tài sản riêng của bạn, những công sức đóng góp tạo dựng trong khối tài sản chung của gia đình bên chồng, nếu bạn chứng minh được thì sẽ được xem xét tính công sức.

    3/ Số tiền bố chồng bạn vay, nếu có chứng cứ chứng minh cho việc vay mượn đó mà nay bố bạn đã mất thì bạn có quyền yêu cầu trích trong di sản của ông còn lại sẽ trả khỏan vay đó.Bạn có thể tham khảo thêm các qui định sau :

     Điều 89. Căn cứ cho ly hôn

    1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

     Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

     Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn

    1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.

    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 03:17:44 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    anhcodonctbl (30/11/2014)
  • #269716   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Việc thừa kế tài sản nếu không có di chúc (con 2 dòng)

    Xin cho hỏi cha tôi có 2 người vợ , mẹ tôi hy sinh trong chiến tranh sau đó cha tôi đi thêm bước nữa và có thêm 4 người con, còn tôi sống với bà nội . Cha tôi và người vợ sau có tài sản chung và có mượn tiền của  bà nội tôi là 5 cây vàng , sau này người vợ sau mất cha tôi có chuyển giấy tờ nhà cho người con út là con của người vợ sau đứng tên .Vậy cho tôi hỏi nếu như cha tôi chết thì tôi có được hưởng di chúc hay không nếu như cha tôi không có lập di chúc và phần tài sản đó sẽ được phân chia như thế nào? 

    Lâm Võ Ngọc Yến
     
    Xin chào bạn, luật sư Nguyễn Đức Long (thuvienphapluat.vn) tư vấn cho bạn như sau
     
    Trong trường hợp cha bạn mất không để lại di chúc thì 50% tài sản trong khối tài sản chung của cha bạn và người vợ sau là di sản của cha bạn thuộc về những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
     
    Theo điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Người thừa kế theo pháp luật: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết".
     
    Nếu những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha bạn chỉ có bà bạn, bạn và 4 người con của cha bạn và người vợ sau thì được chia như sau: Tài sản của bố bạn : 6 = 1/6 (mỗi người được hưởng một phần sáu di sản).
     
    Thân!
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 03:34:21 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #269721   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Quyền thăm con sau khi ly hôn

    Xin chào Luật sư,
     
    Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi.
     
    Năm 2008 vợ chồng tôi ly hôn, theo quyết định của tòa án thì vợ tôi có quyền nuôi 3 con chung (sinh năm 2007), còn tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng. Những lúc con bị ốm, cho dù cảm nhẹ, bị đau răng...thì vợ tôi và mẹ vợ tôi lại luôn tìm lý do gọi điện bắt tôi phải đến  chăm sóc con, đưa con đi viện. Vì bận việc, không xin nghỉ được nên tôi từ chối thì vợ và mẹ vợ tôi lại lấy lý do đó để ngăn cản tôi thăm con. Nhiều lần đám tiệc, cúng giỗ tôi đều liên hệ trước để xin đón con về tham dự, ban đầu thì mẹ vợ đồng ý (vợ tôi lúc đó đi tù vì lý do gì không rõ) nhưng khi tôi đến đón thì lại đóng cửa, tắt điện thoại, tôi gọi nhiều lần cũng không mở cửa. rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra. Khi vợ tôi ra tù thì tôi cũng có đến nói chuyện, và thương lượng sẽ tăng tiền trợ cấp nhưng với điều kiện phải đảm bảo quyền thăm con của tôi, vợ tôi đồng ý, nhưng sau khi tôi liên lạc đón con thì bị mẹ vợ ngăn cản, còn hăm dọa mấy đứa nhỏ không cho đi, nên không đứa nào dám đi với tôi. vợ tôi nói cho phép tôi đón con, nhưng do không đứa nào chịu theo tôi chứ không phải cấm tôi đón con
     
    Quyền thăm con của tôi bị ngăn cản như vậy thật sự rất khó khăn, Luật sư tư vấn giúp tôi trong trường hợp này tôi nên làm như thế nào để bảo vệ quyền của mình 
     
    Nguyen Hoai An
     
    Việc bạn hỏi luật sư Nguyễn Nhật Tuấn tư vấn như sau:
    Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định như sau:
     
    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
     
    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
     
    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
     
    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
     
    Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
     
    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
     
    Như vậy, lỗi đầu tiên thuộc về bạn: Khi con đau ốm cần sự chăm sóc của người cha thì bạn lại phó mặc cho gia đình bên vợ nuôi dưỡng, chịu mọi cực khổ mà không làm tròn trách nhiệm của người cha thì làm sao bên vợ đánh gía cao vai trò và trách nhiệm của bạn được? Và đó chính là cái cớ để họ tác động đến con làm cho chúng ko dám hoặc ko muốn gặp bạn nữa.
     
    Luật sư nghĩ điều cần thiết cho bạn bây giờ là bạn phải nhận ra cái sai và sửa sai, cố gắng tthể hiện vai trò, trách nhiệm và sự tận tụy hy sinh của người cha thì gia đình bên vợ và các con bạn sẽ nhận ra và sẽ tự động đến với bạn mà thôi. Bạn nên lưu ý bên vợ bạn đang nuôi dưỡng tới ba người con chứ ko phải chỉ một người con cho bạn và như vậy tránh nhiệm rất nặng nề và cực nhọc. Bạn đừng nghĩ đơn giản về việc hàng tháng cứ gởi tiền cấp dưỡng là xong trách nhiệm.
     
    Thân mến
     
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 03:34:44 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #269726   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Khi chị gái không chịu ký tên cho mẹ bán đất

    Ba mẹ tôi có một mảnh đất tại quận Hoóc môn do mẹ tôi đứng tên, năm 2012 ba tôi mất mà không để lại di chúc gì cả, nay mẹ tôi muốn bán mảnh đất đó để chia tất cả cho các anh chị vì mẹ tôi cũng đã lớn tuổi rồi(năm nay 75 tuổi), trước khi chuẩn bị bán mẹ có trao đổi với tất cả các anh chị về việc mẹ tôi muốn bán đất ấy, tất cả các anh chị đều đồng ý bán, và đợi đến ngày lên công chứng ký giấy tờ không tranh chấp, sau đó mới ra được sổ đỏ mới để mẹ tôi đứng bán, nhưng khi đến ngày lên công chứng không tranh chấp thì người chị thứ 5 không chịu lên ký và cũng khong thèm ký, trong khi đó người mua đất đã đặc cọc một số tiền rồi nhưng người chị thứ 5 lại không chịu ký, như vậy thì mong đoàn luật sư cho tôi biết là nên làm thế nào để bán được mảnh đất ấy...Và khi 6 người còn lại đều đồng ý bán, nếu thưa kiện ra tòa án thì sao ạh, cần những giấy tờ như thế nào mới có thể thưa kiện được,
     
    Cho tôi nói rõ thêm vấn đề này: mảnh đất ấy do mẹ tôi mua và mẹ đứng tên năm 2001 tới nay, Nay muốn bán và khi lên công chứng quận Tân phú thì Công chứng Quận yêu cầu nộp tất cả giấy khai sinh cũng như hộ khẩu của các anh chị em tôi(tất cả đã ở riêng nhưng hộ khẩu thì hộ khẩu ghép chung với hộ khẩu của mẹ) và đợi 15 ngày sau lên ký giấy không tranh chấp. Sau khi ký xong thìphải đợi lên Huyện Hoc môn làm lại sổ đỏ khác do mẹ tôi đứng tên(trong khi hiện tại thì mẹ tôi đang đứng tên ), sau khi có sổ đỏ mới thì mới được bán. Như vậy Công chứng Quận làm như thế có đúng hay không?
     
    Nguyễn Văn Hoàng Vũ
     
    Chào bạn! luật sư Nguyễn Văn Nguyên tư vấn cho bạn như sau:
     
    Tài sản chung của cha mẹ bạn là mảnh đất, do cha bạn chết không để lại di chúc, vì thế phải chia thừa kế đối với tài sản của cha bạn trong khối tài sản chung của cha mẹ bạn. Đối với mảnh đất thì phải chi đôi cho mẹ bạn, cha bạn. Sau đó tài sản của cha bạn sẽ chia đều cho các đồng thừa kế thứ nhất của cha bạn. Theo quy định tại "Điều 676.Người thừa kế theo pháp luật
     
    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
     
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
     
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
     
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
     
    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
     
    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản." Để chia thừa kế thì các đồng thừa kế phải đến văn phòng công chứng khai nhận thừa kế, sau đó tiến hành phân chia theo phần tài sản mà các đồng thừa kế được hưởng. Như vậy sau khi hoàn thành thủ tục chia thừa kế thì mẹ bạn mới toàn quyền bán tài sản do mẹ bạn chủ sở hữu. Giải thích của văn phòng công chứng là chính xác.
     
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 03:59:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #269732   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Vấn đề tranh chấp con cái sau li hôn

    Chào luật sư!
     
    Em rất muốn các vị luật sư có thể tư vấn thêm cho em được hiểu rõ hơn về vấn đề nuôi con dành cho người sau li hôn.
     
    Gia đình em có chị gái đã lấy chồng (khi học năm nhất đại học) và có một bé trai hiện đã hơn 2 tuổi. Sau khi cưới được một năm thì giữa hai vợ chồng có xảy ra nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là khi chị em quyết định thi lại đại học. Tháng 11/2012, chị em đã hoàn tất thủ tục li hôn và dành quyền nuôi con. Song từ khi đón cháu về bên ngoại, chị em đi học nên gửi cháu cho ông bà ngoại chăm sóc. Từ đó đến nay gia đình nhà trai không hề gửi tiền chăm sóc cháu, mặt khác luôn có những lời lẽ xúc phạm đến gia đình em. Ngày 24/5/2013, em trai anh Bình (chồng cũ của chị gái em) có ra nhà xin cho cháu vào nhà nội chơi nhưng gia đình em không cho cháu đi vì trước đó đã có 3 lần cháu vào nội nhưng khi về cháu đều giảm cân, ốm yếu (trong đó có 2 lần anh Bình và em trai ra trường cháu học  đón ,  1 lần anh ta vào nhà em và bế cháu lên xe máy chạy, tất cả đều chưa có sự đồng ý của gia đình). Sau đó được 2 ngày thì anh ta đến nhà em chửi bới, có những lời lẽ xúc phạm đến gia đình rồi giật đứa bé từ tay mẹ em về và nói sẽ nuôi con.
     
    Hiện tại em cùng gia đình rất hoang mang, một mặt muốn chị gái được yên tâm học hành, một mặt cũng muốn nuôi dạy cháu nên người, nhưng luôn bị cản trở bới gia đình nhà trai (trước đó cũng có mấy lần nhà trai đã có những hành động đe dọa bố mẹ, gia đình em khi em và chị gái không có mặt ở nhà, anh Bình hiện đang làm bảo kê cho một số quán cà phê và không có nghề nghiệp ổn định). 
     
    Bởi vậy em rất kính mong các vị luật sư có thể đưa ra cho em và gia đình vài lời khuyên trước vấn đề con cái sau khi li hôn. Hiện tại gia đình em bố mẹ đều làm ăn kinh doanh nhỏ, nên kinh tế cũng rất khó khăn trong khi phải nuôi 3 chị em ăn học. Bên cạnh đó, em cũng muốn hỏi luật sư là gia đình em phải làm gì để tiếp tục dành quyền nuôi cháu?. Trong trường hợp bên nội nhất quyết đòi quyền nuôi cháu thì gia đình em phải làm thế nào để hoàn tất thủ tục hợp lệ trước quy định của pháp luật?
     
    Em rất mong các vị luật sư sớm tư vấn giúp em cùng gia đình về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn!
     
    Phạm Thị Ngọc
     
    Chào bạn! luật sư Nguyễn Thị Hướng tư vấn cho bạn như sau
     
    Trước hết cho tôi gửi lời chia sẻ đến hoàn cảnh của gia đình bạn!
     
    Bạn có trình bày là chị bạn đã hoàn tất thủ tục ly hôn như vậy sẽ phải có Bản án của tòa án, hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn được tòa án công nhận. bạn có thể trình bày nội dung chính của bản án được không?
     
    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn
    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
     
    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
     
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
     
    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
     
    Như vậy nếu chị bạn nuôi con bố đứa trẻ sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm con.
     
    Việc đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi  nếu chị bạn không đồng ý bằng văn bản cho bố đứa trẻ được quyền nuôi con thì theo quy định của pháp luật chị bạn được quyền nuôi con.
     
    "Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
     
    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".
     
    Như vậy Anh bình là bố đứa trẻ cho nên có quyền thăm con của mình đồng thời cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng vì không nuôi con đồng thời nếu anh bình lợi dụng quyền thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc con cái thì chị bạn có thể yêu cầu hạn chế quyền thăm con của anh Bình.
    Trân trọng!
     
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 04:20:43 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #269738   17/06/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Xác nhận tình trang hôn nhân

    Chào Luật Sư!
     
           Em tên Hoài, Luật sư cho em hỏi, hiện tại em đang công tác trong cơ quan hành chính sự nghiệp, em muốn xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn, vậy Thủ trưởng em đang công tác có thể xác nhận tình trạng hôn nhân cho em được không?
     
       Chúc Luật sư luôn thành công trong sự nghiệp.
     
    Chào bạn! luật sư Nguyễn Thị Hướng tư vấn cho bạn như sau
     
    Việc xác nhận và cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thuộc thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn. Thủ tục như sau:
     
    1.      Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
     1.1.     Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó;
     1.2.     Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài cư trú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó khi có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước;
    1.3.      Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước mà Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi họ có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở nước ngoài.
     
    2.      Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
    2.1.   Hồ sơ
    -         Tờ khai theo mẫu;
    -         Trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao Giấy chứng tử: Trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết.
    2.2.      Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.
     
    3. Thời hạn
    Thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc
     
    4. Lưu ý
    Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trường hợp không trực tiếp đi nộp thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực hợp lệ. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ.
     
    Trân trọng!
    Cập nhật bởi danusa ngày 17/06/2013 04:41:43 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #280408   10/08/2013

    luatsuvuhien
    luatsuvuhien

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/08/2013
    Tổng số bài viết (36)
    Số điểm: 567
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Có được nhờ con viết hộ di chúc không?

    Bố mẹ tôi muốn viết di chúc chia tài sản cho các con và muốn nhờ tôi trực tiếp viết giúp di chúc này. Tôi muốn hỏi, con cái có được quyền viết hộ di chúc không?

    (Phan Minh Đức; Email: anhthongthien@gmail.com).

    Trả lời: 

    heo bạn trình bày chúng tôi hiểu – bố mẹ bạn không thể tự mình viết di chúc, có thể do bố mẹ bạn không thể cầm bút viết hoặc đánh máy hoặc không biết chữ, do vậy trường hợp này di chúc chung của bố mẹ bạn phải có người làm chứng hoặc chứng thực.

    Tại Khoản 3 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) quy định: “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.

    Vì bạn không cung cấp cụ thể cho chúng tôi biết bố mẹ bạn không tự mình viết được di chúc là vì nguyên nhân gì, do vậy chúng tôi chia ra 02 (hai) trường hợp như sau:

    Trường hợp thứ nhất: Bố mẹ bạn không biết chữ

    Tại Điều 656 BLDS quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”

    Tại Điều 654 BLDS quy định: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: “Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự”

    Đối chiếu quy định nêu trên thì bạn được viết hộ di chúc cho bố mẹ bạn, tuy nhiên bạn không được làm chứng di chúc đó. Do vậy, để di chúc hợp pháp sau khi viết hộ di chúc thể hiện ý chí của bố mẹ bạn thì bố mẹ bạn phải mời 02 (hai) người làm chứng di chúc đó, tuy nhiên bạn phải hướng dẫn bố mẹ bạn - người làm chứng phải không thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 654 nêu trên. Trường hợp, bố mẹ bạn muốn hiểu rõ hơn về việc lập di chúc hoặc mong muốn soạn di chúc sử dụng ngôn từ đúng pháp luật thì bạn có thể hướng dẫn bố mẹ bạn mang Giấy tờ nhà đất; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Chứng minh nhân dân, hộ khẩu; Giấy khai sinh của người mà bố mẹ bạn muốn di chúc để lại di sản đó đến Công ty Luật để nhờ Luật sư soạn di chúc và làm chứng.

     

    Trường hợp thứ hai: Bố mẹ bạn bị hạn chế về thể chất, có thể do tay không thể cầm bút; điếc; mù… thì bố mẹ bạn phải mang những giấy tờ nêu trên tới Phòng công chứng để lập di chúc và Công chứng viên chứng thực di chúc đó cho bố mẹ bạn.

    Luật sư: Nguyễn Văn Tân

    Giám đốc điều hành - Công Ty Luật Dương Khôi Minh

    Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6227/ Công Ty luật Dương Khôi Minh

    Đoàn luật sư Tp Hà Nội

    Luật sư: Dân sự - Hình sự - Đất đai, Hôn nhân gia đình

    Chuyên soạn thảo: Hợp đồng đặt cọc, vay tài sản; biên bản thoả thuận

    Làm thủ tục sang tên sổ đỏ, cấp mới, đính chính

    Tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, khai sinh, nhận cha con có yếu tố nước ngoài

    Visa, giấy phép lao động.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuvuhien vì bài viết hữu ích
    hattv (13/08/2013)
  • #289926   05/10/2013

    legalservice
    legalservice
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2012
    Tổng số bài viết (132)
    Số điểm: 824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 27 lần


    Ly hôn và việc giải quyết các vấn để liên quan tới chia tài sang chung ,quyên nuôi con

    Thứ nhất về thủ tục ly hôn

    Tại điều 86 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (HNGĐ) quy định: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở”.

    Theo quy định nêu trên thì hoà giải ở cơ sở là khuyến khích chứ không phải là thủ tục bắt buộc, trường hợp -  nếu mẹ bạn có căn cứ chứng minh bên chính quyền xã có hành vi gây khó khăn cản trở việc mẹ bạn xin đơn phương ly hôn với bố bạn thì mẹ bạn làm đơn gửi trực tiếp cùng tài liệu kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu thụ lý giải quyết vụ án ly hôn.

    Tại Khoản 1, Điều 85 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”

    Tại Khoản 1 Điều 89 quy địnhToà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu  xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định  cho ly hôn”.

    Như vậy, mẹ bạn phải gửi đơn ly hôn cùng tài liệu kèm theo tới tòa có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết cho đơn phương ly hôn. Tại điểm a khoản 1 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa như sau: “Tòa án nơi Bị đơn cư trú, làm việc, nếu Bị đơn là cá nhân hoặc nơi Bị đơn có trụ sở, nếu Bị đơn là cơ quan, tổ chức…”. Theo quy định nêu trên thì Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn của mẹ bạn là Tòa án cấp quận, huyện nơi bố bạn đang cư trú.

    Thứ hai : Về con chung

    Tại Khoản 2 Điều 92 LHNGĐ quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, nếu không thoả thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác”. Vì các bạn đã thành niên nên việc ở với ai là quyền ở các bạn và Tòa án sẽ tôn trọng yêu cầu, nguyện vọng của các bạn.

    Thứ ba: Về tài sản

    Tại Khoản 2 Điều 95 Luật HNGĐ quy định: “ Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”

    Điều 25 LHNGĐquy định: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Theo quy định nêu trên, nếu mẹ bạn chứng minh được khoản nợ đó là nợ chung của vợ chồng thì bố bạn có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm cùng mẹ bạn. Sau khi thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ, số tài sản còn lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Trường hợp, mẹ bạn không chứng minh được một số khoản nợ mà mẹ bạn vay của người thân là nợ chung thì khoản nợ đó sẽ là nợ riêng - bố bạn sẽ không phải liên đới cùng mẹ bạn thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ riêng đó (theo quy định tại Điều 33 của Luật HNGĐ: “Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó”).

    Thứ tư : Về án phí

    Tại Pháp lệnh số 10/2009/PLPháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 27/2/2009 về án phí, lệ phí tòa :  Những yêu cầu về Hôn nhân gia đình (còn gọi là việc dân sự) thuộc diện phải nộp lệ phí, mức thu 200.000đồng/việc.

    Trường hợp, có tranh chấp tài sản thì đương sự có nghĩa vụ nộp án phí đối với tài sản có giá ngạch.
     
    Tại khoản 7 Điều 27 Pháp lệnh số 10/2009 quy định: “ Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản, phần di sản mà họ được hưởngđược chia trong trường hợp các bên đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung.

    Theo quy định nêu trên thì bố mẹ bạn có nghĩa vụ đóng án phí tương ứng với giá trị phần tài sản mà bố mẹ bạn được hưởng. Để vụ án ly hôn không kéo dài về thời gian và mất nhiều chi phí (án phí – tài sản tranh chấp), bạn nên tư vấn - thuyết phục để bố mẹ bạn tới Phòng công chứng có thẩm quyền làm Biên bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, sau đó giải quyết ly hôn theo thủ tục luật định.

     

    TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH - http://luathoabinh.com

    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội - 0936 171 023

    Email: luathoabinh.com@gmail.com

    Website: luathoabinh.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn legalservice vì bài viết hữu ích
    phamkimtuyen94 (07/11/2013) sontn12503 (21/12/2013)
  • #339635   18/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Phân chia di sản thừa kế

    Vợ chồng ông bà A và B có có một căn nhà và một miếng đất 1,000m2 (không có giấy chủ quyền cả nhà lẫn đất, do ông bà xưa kia để lại). Ông A và bà B có ba người con là C, D và E, người con D có gia đình và có ba người con là D1, D2, D3. Năm 1989, ông bà cho C một miếng đất 200m2 để ở trong diện tích 1,000m2 đất trên. Năm 1996 ông A mất, không để lại di chúc. Năm 2001 thì nhà nước làm đường ngang miếng đất trên. Đến ngày 07/01/2002 thì C làm giấy chủ quyền cho miếng đất 200m2 của mình theo diện cha mẹ cho con và là người ở lâu năm. Ngày 25/02/2002 vì ông A mất nên khi làm giấy chủ quyền căn nhà và 800m2 đất do bà B đứng tên. Đến năm 2004 D mất, các con của người con D là D1, D2, D3 hiện ở trong căn nhà thuộc sở hữu của bà B. Năm 2008 bà B qua đời cũng không để lại di chúc. Trong gia đình hiện tại còn C, E, vợ và các con của D. Tôi xin hỏi theo diễn biến sự việc và các mốc thời gian nêu trên thì: 1) Ai là những người được hưởng thừa kế do bà B để lại. 2) Các cháu D1, D2, D3 đòi gộp chung 200m2 của C vào phần tài sản do bà B để lại rồi chia 3, vì các cháu cho rằng lúc đó C tự ý làm giấy chủ quyền nên không đúng theo quy định, như vậy có đúng không?

    Trả lời có tính chất tham khảo

    1. Những người thừa kế được hưởng di sản của bà B

    Do bà B không để lại di chúc nên di sản của bà được chia cho những người thừa kế theo pháp luật quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự. Như trong tình huống bạn nêu, những người thừa kế theo pháp luật của bà B sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tức là bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Cụ thể sẽ là:

    - Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi của bà B (nếu có người còn sống);

    - C (là con bà B);

    - E (là con bà B);

    - Những người thừa kế thế vị của D là D1, D2, D3 (Do D mất trước bà B nên di sản mà D được hưởng nếu còn sống thuộc về các con của D theo Điều 677 BLDS về thừa kế thế vị).

    2. Yêu cầu gộp chung 200m2 của C vào di sản thừa kế

    Di sản bà B để lại là quyền sử dụng 800m2 đất được ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà B; không bao gồm quyền sử dụng đất 200m2  thuộc quyền sử dụng của C. Vì khi C làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được sự đồng ý của ông A và bà B từ trước đó. Việc các cháu D1, D2, D3 đòi gộp chung quyền sử dụng đất của C để chia di sản do bà B để lại là không đúng.

    Nếu ngoài C, E, D1, D2, D3, gia đình không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà B thì di sản của bà B được chia thành 03 (ba) phần như sau: C được 01 (một) phần, E được 01 (một) phần, 3 cháu D1, D2, D3 cùng nhau hưởng chung 01 (một) phần mà lẽ ra D được hưởng nếu còn sống.

    C, E, D1, D2, D3 có quyền tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để khai nhận di sản thừa kế do bà B để lại. Khi khai nhận thừa kế, các thừa kế có thể nhường phần di sản của mình được hưởng cho nhau.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatgiathai vì bài viết hữu ích
    MinhDung250395 (12/02/2015)
  • #339633   18/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Phân chia di sản thừa kế

    Bà nội tôi có 1 mảnh đất 512m2, bà có 6 người con, tất cả 4 người con trai lớn đều được bà xin hợp tác xã cấp đất cho khi lập gia đình (thời nhà nước vẫn cấp đất). Người con gái thì đi lấy chồng và nhà chồng cũng được cấp đất ở. Bố tôi là con trai út, vì còn 1 mình bà nên bố tôi ở lại tại mảnh đất của bà và phụng dưỡng bà cho tới khi bà mất và thờ cúng bà sau tang ma. Bây giờ bố tôi muốn được sang tên sổ đỏ mang tên bố tôi nhưng xảy ra tranh chấp với bác gái. Khi đó mọi người đã ký biên bản 4 người con trai nhường quyền cho bố tôi, không tranh chấp, chỉ có bố tôi và bác gái giải quyết với nhau (chưa có công chứng). Cho tôi hỏi, nếu tòa phân xử thì bố tôi sẽ có thể được bao nhiêu phần mảnh đất đó? Biên bản anh em ký tên hôm họp gia đình đó có được pháp luật công nhận khi tòa phân xử không?

    trả lời :

    Do thông tin bạn cung cấp không rõ bà nội bạn mất năm nào, nếu thời hiệu về thừa kế chưa hết (từ thời điểm bà nội bạn mất đến nay chưa hết 10 năm) thì bác bạn có thể khởi kiện về chia thừa kế, nếu đã hết thì bác bạn không còn quyền khởi kiện chia thừa kế nhưng có thể khởi kiện chia tài sản chung. Cụ thể:

    Theo quy định tại điểm 2.4 điều 2 mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì trường hợp hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế nêu trên nhưng nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết thì di sản đó sẽ trở thành tài sản chung của các đồng thừa kế, cụ thể như sau: Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế nếu các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết...

    Như vậy, do bà nội bạn mất đi không để lại di chúc và việc cho bố bạn mảnh đất đó không có hợp đồng tặng cho nên việc tặng cho không có giá trị pháp lý. Bởi theo quy định tại Điều 467 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

    Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

     Như vậy, khi bác gái bạn khởi kiện ra Toà, nếu xét thấy đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế thì toà án sẽ áp dụng quy định trên để chia tài sản chung, căn cứ theo công sức đóng góp để chia, trường hợp không có căn cứ để tính được công sức đóng góp toà án sẽ chia đều mỗi người con được một phần bằng nhau.

    Trường hợp chưa hết thời hiệu nêu trên, bác bạn khởi kiện ra tòa, thì sẽ được chi thừa kế theo pháp luật. Cụ thể:

    Do bà nội của bạn chết không để lại di chúc thì những người thừa kế theo pháp luật được quyền hưởng di sản thừa kế của bà bạn.

    Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo hàng thừa kế và thứ tự sau đây:

    Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Nguyên tắc của việc chia thừa kế theo pháp luật:

    - Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    - Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Theo quy định trên, những người được quyền hưởng di sản thừa kế của bà bạn gồm có: bố bạn, 4 bác trai và bác gái, những người khác theo hàng thừa kế thứ nhất nêu trên (nếu có).

    Tôi giả sử ở đây hàng thừa kế thứ nhất chỉ có 6 người con, thì mảnh đất sẽ được chia thành 6 phần, mỗi người con được một phần (nếu các chú nhường quyền cho bố bạn thì bố bạn sẽ được 5 phần) còn bác gái bạn được 1 phần.

    Biên bản đó cần phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp luật, trong đó cũng cần ghi rõ là phần thừa kế của mỗi người con trai khác đều cho bố bạn (ghi rõ họ tên), tránh trường hợp không ghi rõ tòa án sẽ coi như 4 người kia từ chối nhận thừa kế và mảnh đất sẽ được chia đôi cho bố bạn và bác gái. Bố bạn và các bác trai có thể cân nhắc không thỏa thuận trước khi tòa phân xử mà chỉ ủy quyền cho bố bạn tham gia tố tụng, sau khi có kết quả tòa phân xử cho 6 người thì mới cho bố bạn để tránh việc nhầm lẫn đáng tiếc giữa từ chối hưởng quyền thừa kế với tặng cho tài sản thừa kế.

    epn0� ���

    Vậy:
    A = 140 + 31,11 = 171,11 triệu
    C = 31,11 triệu
    E = F = 20 triệu
    G = 20 + 77,78 = 97,78 triệu.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339600   18/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    http://luatgiathai.com/law_ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

    Tôi là người Việt Nam có vợ là người nước ngoài. Xin hỏi con chúng tôi sinh ra sẽ có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

    Trả lời

     Khai sinh và xác định quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoài là một trong những vấn đề mấu chốt trong lĩnh vực hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Bởi quốc tịch đóng vai trò quyết định tới quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ.

    Về quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoài được quy định tại Điều 16 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008:

    - Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

    -Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339599   18/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    http://luatgiathai.com/law_ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

    tôi muốn biết trình tự  thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài?

     

    Trả Lời

    Ngày 28.3.2013 Chính phủ có ban hành Nghị định số 24/2013/NĐ-CP về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài (thay thế Nghị định số 68/2002 và Nghị định số 69/2006) có hiệu lực thi hành từ ngày 15.5.2013. Về thủ tục ĐKKH, Điều 15. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

    1. Hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau:

    a) Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định);

    b) Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân như Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;

    c) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người yêu cầu.

    Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận về việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã tiến hành ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    2. Hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.

    3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản xin ý kiến Sở Tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ.

    4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp thực hiện thẩm tra, xác minh và có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp xã kèm trả hồ sơ; nếu từ chối giải quyết, Sở Tư pháp giải thích rõ lý do bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho người yêu cầu.

    5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và cấp cho người yêu cầu.

    6. Căn cứ tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định bổ sung thủ tục phỏng vấn để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339598   18/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    http://luatgiathai.com/law_hôn nhân có yếu tố nước ngoài

    Câu 1:

     

    Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài muốn xác nhận tình trạng độc thân để đăng ký kết hôn tại nước ngoài. Pháp luật quy định cụ thể:

     

    Trả Lời

    Liên quan đến vấn đề nây, Cục Hộ tịch, quốc tịch và chứng thực có ý kiến như sau:

    Theo quy định tại Mục II Chương 2 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP thì việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 24/2013/NĐ-CP được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài.

    Đối với việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước đăng ký kết hôn ở trong nước, đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài, đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài (kể cả công dân Việt Nam học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài) để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài và cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để sử dụng vào các mục đích khác (không phải đăng ký kết hôn) đều thực hiện theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005; Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

    Do đó, việc xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo hai cách:

    1. Bạn có thể trực tiếp đến nộp hồ sơ

    2. Bạn có thể ủy quyền theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.

     

    Câu 2:

     quy định cụ thể trong luật tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định số 24/2013/NĐ-CP khi làm thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong hồ sơ có giấy xác nhận của tổ chức y tế ,tôi muốn biết tổ chức y tế nào có thẩm quyền?

    Trả Lời

    Việc quy định tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi chung là giấy xác nhận) thuộc quyền và trách nhiệm của ngành y tế. Về nguyên tắc, tổ chức y tế nào cấp giấy xác nhận phải là tổ chức có thẩm quyền cấp, trường hợp cấp sai thẩm quyền thì tổ chức đó sẽ chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về y tế. Quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện cho người có yêu cầu đăng ký kết hôn có thể sử dụng giấy xác nhận của bất kỳ tổ chức y tế nào có thẩm quyền.

    Để thực hiện thống nhất trong phạm vi địa phương và có cơ sở hướng dẫn đương sự đến đúng tổ chức y tế có thẩm quyền lấy giấy xác nhận, tại mỗi địa phương (cấp tỉnh), cơ quan quản lý nhà nước là Sở Tư pháp và Sở Y tế cần trao đổi với nhau để lập Danh sách các tổ chức y tế trên địa bàn tỉnh có thẩm quyền cấp giấy xác nhận y tế. Trường hợp đương sự sử dụng giấy xác nhận do tổ chức y tế thuộc địa bàn tỉnh/thành phố khác cấp thì có thể xác định tính hợp lệ của giấy xác nhận thông qua trao đổi với Sở Tư pháp tỉnh/thành phố đó.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339800   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    http://luatgiathai.com/law__ Hôn nhân có yếu tố nuwocs ngoài

    Tôi là công dân Việt Nam, muốn kết hôn với người Đài Loan , tôi muốn biết những trường hợp nào kết hôn với người nước ngoài phải có giấy xác nhận tại trung tâm tư vấn ?

    Trả lời

     Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư 22/2013/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

    Những trường hợp người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài phải có giấy xác nhận của trung tâm tư vấn:

    - người nước ngoài kết hôn lần thứ ba

    - đã kết hôn và ly hôn với vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam

    -  hai bên chưa hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau

    -  không hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước hoặc hai bên chênh lệch nhau từ 20 tuổi trở lên

    phải có Giấy xác nhận đã được tư vấn, hỗ trợ do Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cung cấp.

    Trường hợp hai bên cùng thông thạo ngôn ngữ của nhau, kết quả phỏng vấn cho thấy có sự hiểu biết về hoàn cảnh hai bên, hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân gia đình của mỗi nước, thì không phải nộp Giấy xác nhận của Trung tâm tư vấn.

    Cũng theo Thông tư, việc thành lập Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện như:

    -  địa điểm hoạt động có thể độc lập với địa điểm mở lớp tư vấn, hỗ trợ, nhưng phải bảo đảm về diện tích, tiện nghi làm việc, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương

    -  phải có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn chuyên trách

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339815   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

    Tôi và nghuyễn Thị Năm kết hôn được 2 năm, sau một thời gian sinh sống chúng tôi không hợp nhau và đã không còn sống chung như vợ chồng được một thời gian, tôi muốn ly hôn nhưng được biết hiện cô ấy đi xuất khẩu lao động không biết địa chỉ , tôi muốn biết cần những thủ tục gì? để tôi có thể ly hôn?

    Đáp: 

     

    Theo quy định tại điều 51 và 57của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 

     

    "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn."

     

    Như vậy, bạn vẫn có quyền ly hôn. Khi vợ bạn đang du học ở nước ngoài, đây là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài nên tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú.

     

    Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP (ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình), trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ thì giải quyết như sau:

     

    Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Tòa án thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấy địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Tòa án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Tòa án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Tòa án thông báo cho bị đơn biết, thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.

     

    Sau khi xét xử Tòa án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng (điểm b tiểu mục 2.1, Phần II).

     

    Như vậy, bạn vẫn có thể gửi đơn ly hôn đến Tòa án giải quyết. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatgiathai vì bài viết hữu ích
    phuochavu1984 (02/12/2014)
  • #339962   20/08/2014

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào 

    Luật HNGĐ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015 mà sao bạn lại áp dụng trong trường hợp này được, bạn xem lại đi nhé

    hiện cô ấy đi xuất khẩu lao động không biết địa chỉ

    Như vậy, bạn vẫn có quyền ly hôn. Khi vợ bạn đang du học ở nước ngoài

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #339813   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

    Cho tôi hỏi kết hôn với người nước ngoài đã từng ly hôn cần những thủ tục gì?

    Trả lời:

     

    Với những thông tin bạn cung cấp thì chúng tôi rất khó xác minh được giấy ly hôn của bạn bạn là thật hay giả. Việc này bạn nên tự xác minh thông qua những thông tin trên giấy: Cơ quan cấp, nôi dung ghi trong giấy, thể thức trình bày văn bản ... Tất nhiên nếu có điều kiện bạn có thể xác minh tình trạng hôn nhân của bạn trai mình tại quê quán của anh ấy (Giống như thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì khi đăng ký kết hôn bạn phải làm tờ khai và có xác nhận tình trạng hôn nhân nơi cư trú.

     

    Bạn có thể đăng ký kết hôn tại Việt Nam vì theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài  thì: " Trong việc kết hôn giữa công dân Viêt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân thủ điều kiện nước mình về điều kiện kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn".

     

    Như vậy nếu bạn tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì chồng của bạn phải tuân thủ điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam là:

     

    1. Nam hai mươi tuổi trở lên, nữ mười tám tuổi trở lên

     

    2. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định không bên nào được lừa dối, ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở

     

    3. Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn tại Điều 5 Luật HNGĐ. Những trường hợp cấm kết hôn gồm:

     

    a. Người đang có vợ hoặc có chồng

     

    b. Người mất năng lực hành vi dân sự

     

    c. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; Những người có họ trong phạm vi 3 đời

     

    d. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

     

    e. Giữa những người cùng giới tính

     

    Nếu giấy ly hôn của chồng bạn là giả mạo thì chồng bạn vừa vi phạm điều kiện kết hôn (không bên nào được lừa dối, ép buộc bên nào) vừa vi phạm điều cấm của pháp luật (người đang có vợ hoặc có chồng). Theo quy định tại Điều 15 Luật HNGĐ bạn có quyền tự mình yêu cầu tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.  Ngoài việc tuyên hủy kết hôn trái pháp luật thì chồng bạn còn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật tại Điều 107 Luật HNGĐ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #339964   20/08/2014

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào bạn

    Bạn xem lại việc áp dụng luật đi nhé. Hầu như những bài viết của bạn tôi có đọc nhưng toàn thấy áp dụng luật hôn nhân gia đình năm 2014 trong khi đó LHNGĐ có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

    Trân trọng!

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #339808   19/08/2014

    luatgiathai
    luatgiathai

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2014
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

    Cho tôi hỏi tổ chức đám cưới trước khi đăng ký  kết hôn có hợp pháp không?

     

    Điều 09 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của luật này đều không có giá trị pháp lý". Điều 09 đó quy định về việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân hợp pháp có đăng ký kết hôn. 

     

    Pháp luật hiện hành không có quy định nào là phải có giấy chứng nhận kết hôn rồi mới được tổ chức đám cưới. Có nghĩa là việc các bạn kết hôn không vi phạm điều cấm nên không bị coi là vi phạm để xử phạt. Tuy nhiên, đám cưới chỉ là một thủ tục mang tính truyền thống chứ không phải là một thủ tục pháp lý. Vì vậy, để được công nhận là hôn nhân hợp pháp, bên nam nữ phải đăng ký kết hôn. 

     

     
    Báo quản trị |  

Chủ đề đã khép lại!