1. Vị trí và chức năng
Vị trí và chức năng của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Điều 1 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống, linh kiện, phụ tùng của phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, công- te-nơ sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, phương tiện hoạt động trong cảng hàng không, sân bay (sau đây gọi tắt là phương tiện, thiết bị giao thông vận tải) và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển, máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá); tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, an toàn lao động đối với các loại phương tiện, thiết bị nêu trên theo quy định của pháp luật.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam có tên giao dịch bằng tiếng Anh là: VIETNAM REGISTER, viết tắt là: VR.
2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Điều 3 Quyết định 494/QĐ-BGTVT năm 2024 như sau:
(1) Các tổ chức giúp việc Cục trưởng
- Phòng Quy phạm;
- Phòng Công trình biển;
- Phòng Công nghiệp;
- Phòng Tàu biển;
- Phòng Tàu sông;
- Phòng Chất lượng xe cơ giới;
- Phòng Kiểm định xe cơ giới;
- Phòng Đường sắt;
- Phòng Pháp chế - Thanh tra - Khoa học công nghệ;
- Phòng Tài chính - Kế hoạch Đầu tư;
- Phòng Hợp tác quốc tế;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Văn phòng.
(2) Các chi cục đăng kiểm trực thuộc
- Chi cục Đăng kiểm số 1 (tại Hà Nội);
- Chi cục Đăng kiểm số 2 (tại Nam Định);
- Chi cục Đăng kiểm số 3 (tại Nghệ An);
- Chi cục Đăng kiểm số 4 (tại Đà Nẵng);
- Chi cục Đăng kiểm số 5 (tại Khánh Hòa);
- Chi cục Đăng kiểm số 6 (tại Thành phố Hồ Chí Minh);
- Chi cục Đăng kiểm số 8 (tại Cần Thơ);
- Chi cục Đăng kiểm số 9 (tại Bà Rịa - Vũng Tàu);
- Chi cục Đăng kiểm số 10 (tại Hải Phòng);
- Chi cục Đăng kiểm số 11 (tại Thái Bình);
- Chi cục Đăng kiểm số 12 (tại Thanh Hóa);
- Chi cục Đăng kiểm số 15 (tại Quảng Ninh);
- Chi cục Đăng kiểm số 16 (tại Sóc Trăng);
- Chi cục Đăng kiểm số 17 (tại Cà Mau);
- Chi cục Đăng kiểm số 18 (tại Tiền Giang);
- Chi cục Đăng kiểm Hải Hưng (tại Hải Dương);
- Chi cục Đăng kiểm Long An;
- Chi cục Đăng kiểm Vĩnh Long;
- Chi cục Đăng kiểm An Giang;
- Chi cục Đăng kiểm Kiên Giang.
(3) Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
- Trung tâm Chuyển đổi số, dữ liệu phương tiện Quốc gia và tập huấn nghiệp vụ (DTTC);
- Trung tâm Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC);
- Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (VMTC);
- Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC);
- Các Trung tâm đăng kiểm.
Các tổ chức quy định tại mục (1) mục (2) tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc sắp xếp, tổ chức lại đối với các tổ chức này.
Bộ trưởng quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các tổ chức quy định tại Điều này theo quy định của pháp luật; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của chi cục đăng kiểm và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức còn lại thuộc Cục.
Tóm lại, Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước trong một số hoạt động.
Cục Đăng kiểm Việt Nam có 13 tổ chức giúp việc Cục trưởng, 23 chi cục đăng kiểm trực thuộc và 5 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.