Vì sao thẻ tín dụng lại không được phép chuyển khoản để thanh toán hóa đơn?

Chủ đề   RSS   
  • #613787 06/07/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 141 lần


    Vì sao thẻ tín dụng lại không được phép chuyển khoản để thanh toán hóa đơn?

    Trong thời đại kỹ thuật số, thẻ tín dụng đã trở thành một công cụ thanh toán phổ biến và tiện lợi. Không ít người khi sử dụng thẻ tín dụng thắc mắc rằng vì sao thẻ tín dụng lại không được phép chuyển khoản để thanh toán hóa đơn?

    Thẻ tín dụng là một hình thức tín dụng do ngân hàng cấp, cho phép người dùng mua sắm trước và thanh toán sau. Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản trực tiếp nhằm thanh toán hóa đơn thì lại không được phép bởi một số lí do sau đây:

    (1) Vì sao thẻ tín dụng lại không được phép chuyển khoản để thanh toán hóa đơn?

    Căn cứ khoản 2 Theo Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về phạm vi sử dụng thẻ như sau:

    Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; rút tiền mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT; không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có) vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.

    Như vậy, thẻ tín dụng chỉ được phép dùng thể dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt chứ không có khả năng chuyển khoản thanh toán. Dưới đây là một số lí do vì sao thẻ tín dụng lại không được phép chuyển khoản:

    - Hình thức cho vay của ngân hàng: Bởi vì thẻ tín dụng là công cụ cho vay của Ngân hàng, tiền trong thẻ tín dụng thật chất là tiền của Ngân hàng cho vay chứ không phải tiền của chính cá nhân. 

    Khi người dân có nhu cầu cần sử dụng tiền để thanh toán hóa đơn có thể mở thẻ tín dụng và sử dụng nguồn tiền trong hạn mức được cho phép để có thể thanh toán các sản phẩm, dịch vụ và phải trả lại theo đúng thời hạn.

    Theo điểm i và điểm ii khoản 1 Điều 14 của Thông tư 18/2024/TT-NHNN đề cập đến hạn mức như sau:

    + Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ do TCPHT xác định theo quy định nội bộ của TCPHT về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng và tối đa là 01 (một) tỷ đồng Việt Nam;

    + Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 (năm trăm) triệu đồng Việt Nam 

    - Giúp Ngân hàng kiểm soát dư nợ: Việc không có chức năng chuyển khoản có thể giúp cho Ngân hàng đảm bảo được việc kiểm soát dư nợ của người sử dụng thẻ tín dụng, đảm bảo được sự ổn định của hệ thống tài chính, hạn chế được tình trạng người sử dụng không còn khả năng trả nợ và gây nợ xấu.

    - Bảo vệ người sử dụng: Nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các hành vi lạm dụng thẻ tín dụng. Nếu cho phép chuyển khoản trực tiếp, khách hàng có thể dễ dàng rơi vào bẫy nợ do sử dụng thẻ tín dụng như một công cụ rút tiền mặt, dẫn đến các khoản nợ khổng lồ.

    (2) Bao nhiêu tuổi thì có thể được làm thẻ tín dụng?

    Theo Điều 15 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về đối tượng được sử dụng thẻ như sau: 

    - Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;

    - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.

    - Trường hợp đối tượng được sử dụng thẻ là người nước ngoài thì phải có thời hạn cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng (360 ngày) trở lên kể từ thời điểm đề nghị phát hành thẻ; thời hạn hiệu lực thẻ không vượt quá thời hạn cư trú còn lại tại Việt Nam.

    Như vậy, cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể làm thẻ tín dụng. Tuy nhiên, người muốn làm thẻ phải tuân thủ các quy định khoản 5 và khoản 6  Điều 15 Thông tư 18/2024/TT-NHNN như sau: 

    - Chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, dữ liệu cần thiết theo yêu cầu của TCPHT nhằm xác minh, nhận biết khách hàng trước khi giao kết hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin, tài liệu, dữ liệu mà mình cung cấp.

    - Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích đã cam kết và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản nợ gốc và lãi, phí phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã giao kết với TCPH

    Các lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng:

    - Sự tiện lợi khi thanh toán: Thẻ tín dụng giúp bạn thanh toán mọi lúc, mọi nơi mà không cần mang theo tiền mặt. Điều này đặc biệt hữu ích trong các giao dịch trực tuyến hoặc khi đi du lịch, thuận tiện trong việc mua sắm online và quốc tế.

    - Nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi: Người dùng thẻ tín dụng thường nhận được các ưu đãi hấp dẫn như hoàn tiền, tích điểm thưởng, giảm giá khi mua sắm, và nhiều chương trình khuyến mãi khác từ các đối tác của ngân hàng. Chính vì vậy, người sử dụng thẻ  có thể tiết kiệm một khoản tiền nhỏ nhờ chương trình khuyến mãi và ưu đãi.

    -  Quản lý tài chính: Thẻ tín dụng cung cấp bảng sao kê hàng tháng, giúp bạn dễ dàng theo dõi chi tiêu và lập kế hoạch tài chính. Ngoài ra, các ngân hàng còn cung cấp các công cụ quản lý tài chính cá nhân để người sử dụng có thể kiểm soát tốt hơn nguồn tiền của mình.

    Tóm lại, cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự có thể làm thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; rút tiền mặt không được sử dụng thẻ tín dụng để chuyển khoản.

    Thẻ tín dụng không được phép chuyển khoản vì thẻ tín dụng là một hình thức cho vay của Ngân hàng và giúp Ngân hàng có thể kiểm soát dư nợ được tốt hơn. Bên cạnh đó, bảo vệ người sử dụng thẻ, tránh rơi vào bẫy nợ do việc tiêu xài quá mức gây ra.

    Xem thêm bài viết: Thẻ ghi nợ là gì? Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng?

     
    305 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận