Vì sao doanh nghiệp tư nhân không được phép kinh doanh bảo hiểm?

Chủ đề   RSS   
  • #481377 07/01/2018

    Vì sao doanh nghiệp tư nhân không được phép kinh doanh bảo hiểm?

    Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 thì các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

    Công ty c phần bo him;

    - Công ty trách nhim hu hn bo him;

    Hợp tác xã bảo hiểm;

    - Tổ chbảo hiểm ơng hỗ.

    Theo đó, có thể thấy không có doanh nghiệp tư nhân ở quy định trên. Nghị định 73/2016/NĐ-CP cũng quy định thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty bảo hiểm phải là tổ chức. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động kinh doanh có điều kiện, trong đó, mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không dưới 300 tỷ đồng; mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không dưới 600 tỷ đồng; mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe là 300 tỷ đồng Việt Nam.

    Kinh doanh bảo hiểm là một hình thức chia sẻ tổn thất với khách hàng. Còn với khách hàng, đóng phí bảo hiểm là mua lấy sự yên tâm trước những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh hay trong đời sống hằng ngày. Đối tượng của kinh doanh bảo hiểm là rủi ro và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm thực chất là thực hiện cam kết chi trả bảo hiểm. Kinh doanh Bảo hiểm là hoạt động đặc thù, mặc dù doanh nghiệp bảo hiểm có những điều kiện nhất định trong việc chi trả bảo hiểm nếu có rủi ro xảy ra nhưng vẫn có thể thấy được phí đóng bảo hiểm thấp hơn nhiều so với tổn thất nếu có rủi ro. Chính vì thế, yêu cầu về mặt tài chính công ty khá lớn để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, với những điều kiện trên thì doanh nghiệp tư nhân khó lòng đáp ứng được, vậy nên Nhà nước không cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân.

     
    9743 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536141   31/12/2019

    Theo quy định của pháp luật thì kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

    Còn, kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.

    Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi 2010) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Theo đó, theo quy định tại Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 thì các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

    - Công ty cổ phần bảo hiểm;

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;

    - Hợp tác xã bảo hiểm;

    - Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

    Pháp luật quy định doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.

     
    Báo quản trị |  
  • #536175   31/12/2019

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 73/2016/NĐ-CP (được sử đổi, bổ sung tại Nghị định 151/2018/NĐ-CP), quy định về điều kiện lập doanh nghiệp bảo hiểm trong đó không có quy định doanh nghiệp tư nhân được kinh doanh bảo hiểm, cụ thể:

    “Điều 7. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

    1. Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:

    Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Đối với tổ chức nước ngoài:

    - Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam;

    - Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;

    - Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

    - Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

    b) Đối với tổ chức Việt Nam:

    - Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

    2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:

    Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến được thành lập;”

    Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 thì các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:

    - Công ty cổ phần bảo hiểm;

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;

    - Hợp tác xã bảo hiểm;

    - Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

    Như vậy, bởi vì doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng đủ điều kiện để được kinh doanh bảo hiểm theo quy định trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #536185   31/12/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Đây là quy định riêng trong lĩnh vực bảo hiểm. Là hoạt động kinh doanh đặc thù, có điều kiện vốn lớn, độ nhạy cảm cao, có nghĩa vụ bồi thường về tài chính lớn nên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng Nhà nước không cho phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân và doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm hữu hạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #559540   30/09/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1140)
    Số điểm: 8310
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Có rất nhiều những quy định áp đặt cho doanh nghiệp tư nhân không được làm, bên cạnh đó là bảo hiểm bởi Kinh doanh Bảo hiểm là hoạt động đặc thù, mặc dù doanh nghiệp bảo hiểm có những điều kiện nhất định trong việc chi trả bảo hiểm nếu có rủi ro xảy ra nhưng vẫn có thể thấy được phí đóng bảo hiểm thấp hơn nhiều so với tổn thất nếu có rủi ro, mà doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, điều này chịu rủi ro bảo hiểm không cân xứng.

     
    Báo quản trị |  
  • #559727   30/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (805)
    Số điểm: 5418
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Công ty cổ phần bảo hiểm; Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm; Hợp tác xã bảo hiểm;Tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Có thể nhận thấy rằng các tổ chức trên đều có tư cách pháp nhân, nhưng doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ sở hữu, không có tư cách pháp nhân. Pháp nhân có tài sản độc lập nhưng doanh nghiệp tư nhân thì tài sản của doanh nghiệp gắn liền với chủ sở hữu.

     
    Báo quản trị |  
  • #560784   21/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Theo quy định thì hiện nay, đã quy định rõ là doanh nghiệp nào được phép kinh doanh bảo hiểm bao gồm: Công ty cổ phần bảo hiểm; Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm; Hợp tác xã bảo hiểm; Tổ chức bảo hiểm tương hỗ. Và có điều kiện riêng khi muốn kinh doanh bảo hiểm.

     
    Báo quản trị |