Vi phạm tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #357393 18/11/2014

    lebinh1612

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vi phạm tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác hay không?

    Tôi có một người quen buôn bán đồ online trên mạng xã hội zalo, có khách đặt hàng mua đồ nhưng tới khi giao đồ thì chê đồ vải xù lông nên không lấy, nhưng trước đó 2 bên đã thỏa thuận hàng mua rồi miễn đổi trả và 2 bên đều đồng ý. Sau đó vì người quen của tôi quá bức xúc đã đăng lên trang zalo cá nhân của mình rằng khách hàng không nên đến chỗ của người mua hàng đó làm tóc ( người mua hàng là chủ tiệm làm tóc) có ghi rõ địa chỉ và tên cửa hàng trên nội dung đăng lên vì người đó là 1 người k có tâm, ăn ở thất đức đặt hàng người ta đã rồi không lấy. Bởi vì lúc đó quá nóng giận nên đăng lên nhưng sau đó nửa tiếng đã xóa ngay và đồng thời xin lỗi người chủ tiệm làm tóc đó, nhưng người đó nói rằng đã chụp công khai bài đăng đó và sẽ kiện ra tòa án về tội xúc phạm danh dự nhân phẩm. Xin hỏi với những dữ kiện trên liệu có đủ điều kiện cấu thành tội danh xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác hay không? xin cám ơn luật sư.

     
    14671 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #406204   12/11/2015

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Hành vi đó chưa đủ yếu tố để khởi tố hình sự.

    Tuy nhiên, nếu người bị xúc phạm danh dự chứng minh bị thiệt hại do việc đăng tin đó thì có thể khởi kiện vụ án dân sự,yêu cầu đòi bồi thường và công khai cải chính, xin lỗi.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #440265   01/11/2016

    nguyentrahl
    nguyentrahl

    Female
    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2015
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào bạn,

    Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, tôi xin có một số ý kiến như sau:

    Điều 121, BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về Tội làm nhục người khác như sau:

    “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều người;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Đối với người thi hành công vụ;

    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

          Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác ở đây có thể được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự của con người thường là hành vi có lời nói miệt thị, chửi rủa, lăng nhục, sỉ nhục nạn nhân ở nơi đông người; hoặc có hành động có tính chất bỉ ổi như: nhổ nước bọt vào mặt, lột trần truồng nạn nhân...

          Để đánh giá tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội phải căn cứ vào thái độ nhận thức của người phạm tội, cường độ và thời gian kéo dài của hành vi, vị trí, môi trường xung quanh, vai trò của người bị hại trong gia đình, tổ chức, xã hội, dư luận xã hội về hành vi lăng nhục nhục đó. 
           

           Đối chiếu với các dữ kiện mà bạn đã trình bày, bạn đã có hành vi đăng lên zalo bảo khách hàng không nên đến chỗ người mua hàng làm tóc, nói rằng người đó làm người không có tâm, ăn ở thất đức, đặt hàng người ta rồi không lấy, sau đó nửa tiếng bạn đã gỡ xuống. Hành vi đăng lên mạng xã hội những lời  như vậy tuy có xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người mua hàng những chưa đến mức độ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự.

          Tuy nhiên, hành vi của bạn có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm g, Khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013 về hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

    Nguyễn Thị Trà | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.vietkimlaw.com)

    M: (+84-4) 3.2899.888 - E: luatvietkim@gmail.com

    Ad: CS1- Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN /

    CS2 - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
  • #472483   27/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Để có thể xác định hành vi của người quen bạn bị khởi tố về mặt hình sự hay không, mình sẽ phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm của "Tội làm nhục người khác" như sau:
     
    a. Mặt khách quan:
     
    Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau đây:
     
    + Thể hiện bằng lời nói: Như sỉ nhục, xóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
     
    +Thể hiện bằng việc làm: Như có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu.
     
    Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.
     
    Lưu ý:
    Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Về phía người phạm tội cũng có nhận thức tương tự, họ cho rằng với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục hoặc rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục. Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay người bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác mà phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình... Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
    Người phạm tội quy định tại Khoản 1 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố.
     
    b. Khách thể:
     
    Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
     
    c. Mặt chủ quan:
     
    Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
     
    d. Chủ thể:
     
    Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc trường hợp quy định tại Điểu 12 BLHS về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.
     
    Theo những gì bạn đã trình bày ở trên, hành vi đăng lên mạng xã hội những lời nói không hay về tiệm cắt tóc của người quen bạn tuy đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người mua hàng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm g, Khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP.
    Cập nhật bởi thanhtamlkt ngày 27/10/2017 10:30:38 SA
     
    Báo quản trị |