Vi phạm quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Chủ đề   RSS   
  • #498440 31/07/2018

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Vi phạm quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

    Dự án thứ 02 của công ty em đã đưa vào hoạt động được 01 năm nhưng chưa chỉnh sửa lại kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất. Và hiện tại công ty đang tiếp tục thực hiện dự án mở rộng thứ 03. Như vậy anh cho em hỏi là với điều kiện như vậy thì dự án thứ 02 của em đang hoạt động có vi phạm quy định Pháp luật nào không? Có cần làm lại kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cho giai đoạn dự án 2 này không hay chờ dự án 03 hoàn thành rồi làm 01 lần luôn?

    Trả lời:

    Nếu như theo thông tin anh nêu vậy thì trước tiên công ty đã vi phạm quy định về "hóa chất", hành vi này sẽ bị phạt theo quy định sau:

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 115/2016/NĐ-CP:

    "3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 5 như sau:

    “3. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (không áp dụng đối với lĩnh vực xăng dầu và LPG) như sau:

    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng không đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận;

    b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạchhoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng và cất giữ hóa chất nguy hiểm.”

    Kèm theo đó thì công ty anh đương nhiên sẽ phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố cho phần dự án đang hoạt động (để tránh việc bị phạt tiếp tục về hành vi không có kế hoạch) - kế hoạch này về nguyên tắc là độc lập với phần kế hoạch ứng phó sự cố của phần dự án mở rộng sau đó.

    Tuy nhiên, như đã nêu, việc xây dựng kế hoạch điều chỉnh cho dự án ban đầu về mặt ý nghĩa là không còn giá trị: quy mô dự án đã tăng lên rồi. Hơn nữa, trong quy định VPHC thì không có quy định về biện pháp khắc phục là lập lại kế hoạch ứng phó sự cố - tức là nếu có phạt VPHC thì cũng không có yêu cầu phải xây dựng lại kế hoạch cho giai đoạn bị thiếu này.

    Do đó, hiện tại khi dự án đã được điều chỉnh thì công ty anh hoàn toàn có thể (cũng như là phải) xây dựng theo quy mô công suất của dự án sau điều chỉnh; Kế hoạch này đương nhiên sẽ phù hợp với cả phần dự án trước khi điều chỉnh (kế hoạch ứng phó cho dự án có quy mô cao hơn thì cũng sẽ phù hợp với dự án có quy mô thấp hơn - tất nhiên là kế hoạch cho dự án có quy mô cao hơn thì sẽ có nhiều yêu cầu hơn).

     
    1605 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận