Vi phạm mức phạt hợp đồng, Tòa sẽ xử lý như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #460175 07/07/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Vi phạm mức phạt hợp đồng, Tòa sẽ xử lý như thế nào?

    Hi cả nhà Dân Luật,

    Hiện tại, mình đang nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hợp đồng, đặc biệt là quy định về việc phạt vi phạm hợp đồng. Như mọi người cũng đã biết, phạt vi phạm hợp đồng được xem là điều khoản yêu thích trong các giao kết hợp đồng.

    Tại Luật thương mại 2005 Điều 301 có quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

    Nhưng mình giả sử trên thực tế có vi phạm về việc thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng giữa A và B, nghĩa là phạt 30% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. (vượt mức quy định 22%)

    Thì phần vượt mức quy định 22% sẽ được xử lý như thế nào nếu kiện ra Tòa bởi không có quy định pháp luật hướng dẫn trong trường hợp vượt mức phạt vi phạm.

    Có 2 hướng xử lý trong trường hợp này:

    Trường hợp 1: Tòa tuyên vô hiệu phần vượt mức quy định 22%. Đây là cách hiểu của đại đa số người khi đọc điều khoản này của Luật thương mại 2005.

    Cách hiểu này được suy ra từ quy định chỉ cho phép phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm, còn vượt mức đó thì vô hiệu.

    Trường hợp 2: Cho rằng thỏa thuận này là trái luật, vì luật chỉ cho phép phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, còn thỏa thuận này tới 30% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm là trái quy định. Do vậy, Tòa tuyên vô hiệu điều khoản thỏa thuận phạt vi phạm này.

    Lấy ví dụ dễ hiểu A và B ký hợp đồng với nhau và có thỏa thuận về mức phạt vi phạm 30%. A vi phạm hợp đồng và phải chịu mức phạt 30% như thỏa thuận. A đem việc này ra Tòa.

    Nếu áp dụng theo trường hợp 1, A sẽ lỗ khoản 8% giá trị phần nghĩa vụ phạt vi phạm, và số tiền phạt được tính ra là 1 tỷ đồng. Còn nếu áp dụng trường hợp 2, A sẽ không phải chịu mức phạt vi phạm này vì Tòa sẽ tuyên vô hiệu điều khoản này.

    Vậy điều này đã tạo ra kẽ hở cảm tính cho Thẩm phán khi xử lý? Các bạn có đồng tình với ý kiến này không?

     
    8360 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #460191   07/07/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Theo quan điểm của mình thì mình thiên về trường hợp 2 hơn! cốt là do các bên thỏa thuận, thỏa thuận sai tòa không có nghĩa vụ đặt ra mức phạt cho các bên. Nhưng trên thực tế xoay quanh việc phạt hợp đồng có rất nhiều điều cần xem xét, ví như thỏa thuận về việc phạt hợp đồng do chậm thanh toán là 8% nhưng lại kèm theo điều khoản phạt chậm lãi theo lãi suất ngân hàng vậy mức phạt ở đây liệu có trái luật??? khi Khởi kiện tại Tòa, chắc hẳn thẩm phán sẽ "có nhiều lựa chọn" đòi hỏi cần có quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #460216   07/07/2017

    LSHoangPhuong
    LSHoangPhuong

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2017
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 480
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 13 lần


    theo mình, Tòa sẽ tuyên bố A vi phạm hợp đồng và sẽ phải chịu mức phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Hết!

    Điều này xuất phát từ thực tiễn xét xử, chưa có văn bản nào quy định cụ thể vấn đề này. Nhưng điều này là hợp lí, phù hợp với tinh thần của BLDS 2015 về cách tính lãi suất trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất cho vay vượt quá nhiều lần so với hạn mức lãi suất pháp luật quy định.

    Cập nhật bởi LSHoangPhuong ngày 07/07/2017 02:34:57 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #508292   23/11/2018

    Hiện nay mức phạt vi phạm hợp đồng được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau, một số luật chung và một số luật chuyên ngành. Cụ thể theo Luật Thương mại năm 2005Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định khác nhau. Cụ thể tại Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 và Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
     
    "Điều 301. Mức phạt vi phạm
    Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này."
     
    "Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
    1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
    2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
    ..."
     
    Ngoài ra, có trường hợp ngoại lệ về mức phạt vi phạm được quy định khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014, cụ thể:
    "Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng
    1.
    ...
    2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm".
     
    Do đó, việc áp dụng mức phạt nào và xét mức phạt có vượt quá giới hạn quy định hay không thì còn phụ thuộc vào việc áp dụng văn bản nào để giải quyết tranh chấp, dựa trên tính chất của hợp đồng / bản chất của giao dịch là gì để áp dụng mức phạt hợp lý. 
     
     
    Báo quản trị |