Ai biết thì giải đáp với mình nhé. :)
1. A và B thỏa thuận sẽ cùng đến 1 chuyên gia để biết về niên đại của chiếc bình cổ và được nhà chuyên gia này cho biết nó có từ nhà Thanh và có giá khoảng 2000 USD.Hãy giải quyết các tình huống sau:
- A quyết định bán chiếc bình cho B với giá là 2000 USD. Tuy nhiên sau khi hợp đồng mua bán được thực hiện xong, A tình cờ biết được giá trị thực của chiếc bình lên đến 6000 USD. Khi biết được chuyện này A đã đưa yêu cầu hủy bỏ hợp đồng trước kia đã ký kết với B để nhận lại chiếc bình cổ đó với lý do hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn.Hỏi thỏa thuận của A có thực hiện được không? Tại sao? Cơ sở pháp lý
- A quyết định bán chiếc bình cho B với giá là 2000 USD, tuy nhiên đến thời điểm thanh toán B chỉ có khả năng trả trước cho A khoản tiền là 1000 USD, khoản còn lại B hẹn thanh toán sau đó nửa tháng kể từ thời điểm giao chiếc bình cổ. A cho rằng B vi phạm điều khoản thanh toán nên A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. B kiện A ra tòa. Biết rằng trong hợp đồng ghi rõ: B có nghĩa vụ thanh toán 1 lần và toàn bộ giá trị chiếc bình cổ cho A.
- A quyết định bán chiếc bình cho B với giá là 2000 USD. Để làm tin, B đã đặt cọc cho A số tiền là 500 USD. Tuy nhiên trong quá trình soạn thảo hợp đồng mua bán với B, A tình cờ biết được giá trị thực của chiếc bình lên đến 6000 USD. A đã hủy bỏ giao kết hợp đồng với B với lý do không muốn bán chiếc bình nữa. B không đồng ý và kiện A ra tòa.
2. Tháng 05/2015 ông Bình đến gặp nghệ nhân Trần Long để đặt ông Long tạc 500 bức tượng bằng gỗ mít xuất sang thị trường Đài Loan. Hiện tại, ông Long chỉ còn 100 tượng, không thể đáp ứng yêu cầu của ông Bình, nên ông Bình đã đề nghị nhận luôn 100 tượng đó, số còn lại ông Bình sẽ đến nhận sau một tháng đồng thời ông Bình cũng đồng ý trả cho ông Long đủ số tiền 100 tượng trên và đưa trước cho ông Long 1/2 số tiền của 400 tượng còn lại. 10 ngày sau ông Bình bị thiệt mạng do bị tai nạn, con ông Bình là anh Lợi đã bán cho anh Thanh toàn bộ số hàng trên bao gồm 100 tượng đã nhận và biên lai của 400 tượng còn lại. Lợi còn bảo Thanh đến hẹn thì cứ tới cửa hàng ông Long để nhận tượng. Đúng hẹn, Thanh đến nhận hàng thì ông Long nói là chưa tạc xong do trong mấy tháng qua nguồn gỗ mít khan hiếm nên không có nguyên liệu để làm. Thanh đòi ông Long bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí cho anh vì anh đã ký hợp đồng vận chuyển lô hàng này ra nước ngoài. Ông Long không chịu bồi thường vì cho rằng ông ký hợp đồng với ông Bình chứ không phải với Thanh và cũng không được ông Bình báo trước là đã chuyển nhượng số hàng này cho người khác. Hãy bình luận và nêu hướng giải quyết vụ việc trên.
3. A mang xe đến cửa hàng của B sửa. B hẹn A 01 tuần sau quay lại lấy. Đúng hẹn A quay lại nhưng B nói nhiều việc quá nên sửa chưa xong. A ra về. Tối đó, 1 cơn bão làm sập nhà của B và 1 số nhà khác, tài sản của B và xe của A bị hư hỏng. A yêu cầu B bồi thường vì cho rằng B chậm sửa xe nên vi phạm HĐ. Vì vậy, B phải chịu trách nhiệm. B cho rằng A là chủ sở hữu nên A phải chịu rủi ro do đây là sự kiện bất khả kháng. Hãy bình luận và nêu hướng giải quyết vụ việc trên