Vi phạm hoạt động ngân hàng có thể bị phạt tù đến 20 năm

Chủ đề   RSS   
  • #591313 24/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Vi phạm hoạt động ngân hàng có thể bị phạt tù đến 20 năm

    Vừa qua một vụ việc đang bị cơ quan công an điều tra về vi phạm hoạt động ngân hàng khá lớn với số tiền lên đến 40 tỷ đồng. Theo đó, một khách hàng có quen biết giám đốc một ngân hàng và thực hiện giao dịch vay tiền ngân hàng để trả nợ cho công ty của anh này đang thua lỗ nặng mà không có khả năng trả nợ. Trường hợp doanh nghiệp phá sản mà không có khả năng trả nợ có thể dẫn đến việc ngân hàng nợ xấu, vậy hành vi trên có thể bị xử phạt với khung hình phạt như thế nào?
     
    vi-pham-hoat-dong-ngan-hang-co-the-bi-phat-den-20-nam-tu
     
    1. Điều kiện được phép vay vốn
     
    Hiện nay, để được ngân hàng cho vay vốn thì cá nhân, tổ chức phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNNVN định tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
     
    (1) Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
     
    (2) Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.
     
    (3) Có phương án sử dụng vốn khả thi.
     
    (4) Có khả năng tài chính để trả nợ.
     
    (5) Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNNVN, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.
     
    Qua đó, khách hàng cần đáp ứng đủ các quy định được nêu trên mới có thể được vay. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng được hoàn lại số tiền cho vay cũng như sử dụng vốn vay cho mục đích hợp pháp.
     
    Ngoài ra, Điều 280 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
     
    - Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
     
    - Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    2. Xử lý hình sự vi phạm hoạt động ngân hàng
     
    Tương tự như sự việc ở trên trường hợp mà giám đốc ngân hàng cho phép người vay tiền không đủ khả năng trả nợ nhưng vẫn cho phép thực hiện thủ tục cho vay, thì điều này đã vi phạm Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
     
    Trường hợp vay tín chấp (không thế chấp tài sản) nếu không có khả năng trả nợ, người vay tiền có thể bị kiện đòi tài sản. Ngoài ra, căn cứ vào hành vi, mục đích vay tiền, quá trình sử dụng khoản vay cũng như quá trình thanh toán, hành vi bỏ trốn để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. 
     
    Tùy tính chất, mức độ của hành vi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), khung hình phạt  từ 06 tháng đến 7 năm tù.
     
    Căn cứ Điều 206 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định về tội vi phạm hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sẽ có những mức khung hình phạt như sau:
     
    Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100 triệu đồng - dưới 3 tỷ triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng - 20 năm:
     
    Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.
     
    Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
     
    Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
     
    Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm.
     
    Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng.
     
    Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
     
    Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng.
     
    Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.
     
    Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép.
     
    Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.
     
    Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
     
    922 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #594235   26/11/2022

    Vi phạm hoạt động ngân hàng có thể bị phạt tù đến 20 năm

    Hoạt động ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cung cấp nhu cầu vay vốn nhằm tạo vốn cho sự phát triển kinh tế. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Rút ngắn tốc độ lưu thông tiền tệ và hàng hóa. Khiến cho việc kinh doanh sản xuất diễn ra được liên tục và không bị đứt quãng. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng chứa rất nhiều rủi ro vì đối tượng kinh doanh chính là tiền. Nếu hoạt động ngân hàng không tuân thủ đúng nguyên tắc của dòng tiền sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước vì vậy các ngân hàng khi vi phạm hoạt động ngân hàng phải lãnh hậu quả pháp lý nghiêm trọng theo luật đinh.

     
    Báo quản trị |