Vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #5770 25/03/2009

    phamngoctoan_2007

    Mầm

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 755
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vi phạm hành chính

    Nhờ tìm giúp em pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
    Cập nhật bởi VietThuong ngày 13/03/2010 02:04:31 PM Cập nhật bởi VietThuong ngày 09/03/2010 06:30:27 PM
     
    36736 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #6130   11/09/2008

    votkapl
    votkapl

    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Các văn bản hướng dẫn đối với hàng nhái hàng gỉa

    xin tư vấn cho tôi vấn đề sau:
    hiện nay tôi đang lập kế hoạch kiểm tra hàng hoá tại một số cửa hàng mắt kính và đồng hồ do tình hình phức tạp trong chất lượng cũng như mẫu mã của những mặt hàng này.
    tuy nhiên trong quá trình chuẩn bị tôi không tìm ra qui định hướng dẫn xử lý những sai phạm nếu kiểm tra và phát hiện vì nh ững qui định hiện hành rất chung chung. hầu hết những kính mắt và đồng hồ trong những cửa tiệm tại địa phương tôi đang bán đều là hàng nhái những thương hiệu lớn của thế giới nhưng đấy chỉ là hành của nội địa làm nhái, giấy nguồn gốc là của các cơ sở kinh doanh trong nước, nếu là hàng nhập lậu không có giấy tờ thì họ hợp pháp bằng hoá đơn của những lô hàng trước. nếu có truy những cơ sở kinh doanh sản xuất ra những mặt hàng này thì cũng khó xử lý họ vì những mặt hàng họ nhái đều là những thương hiệu lớn của thế giới đa phần chưa đăng ký bản quyền nhãn mác tại Việt Nam.
    Vậy trong trường hợp này, tôi cần áp dụng những qui định thuộc văn bản nào,
    xin chân thành cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #14641   07/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    Tổng hợp một số hành vi vi phạm về viễn thông, công nghệ thông tin và hình thức xử lý

    MỤC LỤC 

    I. QUẤY RỐI ĐIỆN THOẠI 3

    1.1. Hình thức vi phạm.. 3

    1.2. Phương pháp xử lý. 4

    1.3. Hình thức xử phạt 4

    II. THIẾT LẬP MẠNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP

    2.1. Quy định quản lý chuyên ngành. 6

    2.2. Hành vi vi phạm và hình thức xử phạt 7

    III. KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH TRẠM  THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG (BTS)

    3.1. Quy định quản lý nhà nước. 9

    3.2. Công tác kiểm định BTS.. 10

    3.3. Nội dung thanh tra. 13

    3.4. Hình thức xử lý. 14

    IV. VI PHẠM TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

    4.1. Quy định quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng. 15

    4.2. Các hành vi vi phạm và hình thức xử lý. 17

    V. THANH TRA DỰ ÁN MUA SẮM SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    5.1. Chính sách quản lý. 20

    5.2. Nội dung thanh tra. 21

    5.3. Hình thức xử lý. 23

    VI. THANH TRA VIỆC SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN

    6.1. Nội dung thanh tra. 24

    6.2. Hình thức xử lý. 26

    VII. THANH TRA VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH. 28

    7.1. Quy định quản lý. 28

    7.2. Nội dung thanh tra. 30

    7.3. Hành vi vi phạm và hình thức xử lý. 32

     
    Báo quản trị |  
  • #14642   02/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    I. QUẤY RỐI ĐIỆN THOẠI

    1.1. Hình thức vi phạm

    Như chúng ta đã biết, hình thức quấy rối qua điện thoại ít nhiều gây ảnh hưởng cho người bị quấy rối. Trong số chúng ta, chắc cũng có nhiều người đã từng bị quấy rối qua điện thoại. Hình thức quấy rối qua điện thoại thường được thể hiện dưới hình thức bằng những tin nhắn, cuộc gọi nhằm mục đích đe dọa, chửi bới, thậm chí là khủng bố hoặc những cuộc gọi, tin nhắn cố tình gọi nhầm máy, tin nhắn nhầm máy với nội dung không lành mạnh hoặc mang tính khiêu khích làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan, tổ chức…. Có những cuộc gọi quấy rối gọi đến lúc nửa đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cả gia đình. Có cuộc gọi đến các số khẩn cấp 113, 114, 115 với mục đích báo tin giả hoặc chửi bới….

    Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trong 6 tháng đầu năm 2008, lực lượng cảnh sát phản ứng nhanh (Cảnh sát 113) đã tiếp nhận 295.946 cuộc gọi đến số điện thoại 113 nhưng chỉ có 58.277 tin liên quan đến an ninh trật tự (chiếm 19,70%), còn lại 237.669 tin báo sai, tin giả, tin gọi đến số điện thoại khẩn cấp 113 nhưng không nói gì hoặc chửi tục, gây rối. Những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số lượng cuộc gọi đến số 113 quấy rối nhiều là: thành phố Hà Nội có 192.520 cuộc, thành phố Hồ Chí Minh có 13.219 cuộc, Quảng Ninh có 11.366 cuộc, An Giang có 10.862 cuộc, Bắc Giang có 6.404 cuộc… Việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các đối tượng quấy rối này còn gặp nhiều khó khăn.

    Phản ánh về tình trạng quấy rối qua điện thoại, báo Sài Gòn Giải phóng ngày 18/02/2008 đăng bài “Cảnh sát 113 thành phố Hồ Chí Minh đau đầu với tin giả” có đưa tin “Mỗi ngày, Phòng Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hồ Chí Minh nhận được từ 250 đến 300 cuộc gọi điện thoại nhưng đa số tin báo là giả, chọc ghẹo, không có nội dung. Chỉ tính riêng trong 20 ngày đầu tháng 01/2008, Cảnh sát 113 thành phố Hồ Chí Minh phải “lãnh” 3.648 tin “rởm” trong tổng số hơn 5.000 tin nhận được”.
    Đối với Cảnh sát 113 Công an thành phố Hà Nôi, có nhiều số điện thoại gọi vào số 113 từ vài chục cuộc đến vài trăm cuộc trong một ngày với mục đích gây rối, hoang báo hoặc có lời lẽ xúc phạm đến lực lượng làm nhiệm vụ. Điển hình, ngày 01/6/2007 có số máy đã gọi vào 113 Công an thành phố Hà Nội tổng cộng 132 cuộc.

    Nguyên nhân chủ yếu của hành vi vi phạm quấy rối qua điện thoại này là:

        - Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế;
    - Công tác tuyên truyền, nhắc nhở, vận động thuyết phục nhân dân chưa làm thường xuyên;
    - Việc phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm chưa triệt để và kịp thời;
    - Việc bùng phát thuê bao của các mạng điện thoại với nhiều hình thức khuyến mại như: giảm cước hòa mạng, giảm cước thuê bao, tặng thêm tiền vào tài khoản khi mua SIM mới và kích hoạt hòa mạng;
    - Việc quản lý thuê bao di động trả trước đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.


    Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chưa chặt chẽ và thiếu đồng bộ trong việc xác minh, xử lý và ngừng cung cấp dịch vụ đối với các thuê bao quấy rối.

    1.2. Phương pháp xử lý

    Các đối tượng quấy rối thường sử dụng thuê bao trả trước không đăng ký thông tin hoặc đăng ký thông tin không chính xác để quấy rối các thuê bao khác. Trong trường hợp nếu thuê bao quấy rối là thuê bao trả sau hoặc thuê bao trả trước có đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân của chủ thuê bao thì dễ dàng xác định danh tính của chủ thuê bao quấy rối đó để xử lý. Trong trường hợp thuê bao quấy rối là thuê bao trả trước nhưng không có thông tin cá nhân hoặc thông tin cá nhân của chủ thuê bao không chính xác thì khó khăn trong việc xác định đúng người sử dụng thuê bao đó để xử lý. Trường hợp này, việc xác định danh tính của chủ thuê bao quấy rối khó khăn hơn.

    Trong cả hai trường hợp, chúng ta cần phải thu thập thông tin của chủ thuê bao quấy rối thông qua doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê bao này hoặc thông qua chính chủ thuê bao bị quấy rối. Những thông tin liên quan đến thuê bao quấy rối cần thu thập bao gồm: các số thuê bao bao gọi đi/đến thuê bao này, vị trí phát sinh cuộc gọi đi/đến từ thuê bao này, số IMEI….

    Hiện tại, một số doanh nghiệp đã chủ động trong việc xử lý các thuê bao quấy rối khi được chủ thuê bao bị quấy rối yêu cầu hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Ví dụ như: Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Dịch vụ Viễn thông (VNP), Công ty Thông tin di động (VMS). Hình thức xử lý của các doanh nghiệp này như sau: khi nhận được yêu cầu từ người sử dụng dịch vụ hoặc từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp sẽ kiểm tra và lọc ra các cuộc gọi đi của thuê bao quấy rối. Nếu thấy thuê bao quấy rối nhắn tin, nháy máy hoặc gọi điện thoại liên tục nhiều lần đến thuê bao bị quấy rối trong khoảng thời gian ngắn với thời gian mỗi cuộc gọi chỉ vài giây, đặc biệt là những cuộc gọi vào lúc nửa đêm, thì doanh nghiệp sẽ nhắc nhở chủ thuê bao quấy rối. Nếu chủ thuê bao không chấn chỉnh mà vẫn tiếp tục quấy rối thì phải doanh nghiệp sẽ xử lý nghiêm, thậm chí là cắt liên lạc của thuê bao quấy rối.

    Việc xác định danh tính của chủ thuê bao quấy rối sử dụng dịch vụ điện thoại trả trước có thể thực hiện bằng cách xác định thông tin của thuê bao gọi đi/đến thuê bao quấy rối như tên thuê bao, địa chỉ…. Trên cơ sở thông tin thu thập được, chúng ta phối hợp với cơ quan công an để liên hệ với chủ thuê bao gọi đi/đến thuê bao quấy rối. Thông qua các chủ thuê bao này, chúng ta có thể xác định đúng đích danh nhân thân của chủ thuê bao quấy rối.

    Sau khi xác định được chủ thuê bao quấy rối, chúng ta cần phối hợp với công an địa phương để triệu tập đối tượng đến (Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Công an phường nơi đối tượng cư trú) làm việc. Chú ý cần phải lập biên bản vi phạm hành chính để làm sở cứ xử phạt sau này.

    1.3. Hình thức xử phạt

    Sau khi xác định được danh tính của chủ thuê bao quấy rối và lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ thuê bao này, chúng ta tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ thuê bao quấy rối.

    Nếu chủ thuê bao quấy rối gọi điện thoại, nhắn tin nhằm mục đích đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác hoặc làm ảnh hưởng để hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì áp dụng mức xử phạt quy định tại điểm h khoản 3 Điều 12 Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08/7/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện. Theo quy định tại điểm này, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “sử dụng dịch vụ viễn thông để đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

    Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #14643   02/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    II. THIẾT LẬP MẠNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP

    2.1. Quy định quản lý chuyên ngành

        Theo quy định của Pháp lệnh Bưu chính viễn thông năm 2002 (Điều 33, 34, 35 và Điều 36) thì mạng viễn thông là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn và được chia ra thành 3 loại như sau: mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông chuyên dùng và mạng viễn thông dùng riêng.

    Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp các dịch vụ viễn thông. Mạng viễn thông công cộng được xây dựng và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các công trình viễn thông công cộng là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng phải có trong quy hoạch, thiết kế tổng thể xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khác để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sử dụng dịch vụ. Các công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển; các đường truyền dẫn được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường phố, đường điện để thuận tiện cho việc xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình.

    Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do chủ mạng viễn thông dùng riêng thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm hai hay nhiều thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định khác nhau trên lãnh thổ Việt nam mà các thành viên của mạng được toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật và được kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông công cộng hoặc bằng các đường truyền dẫn do chủ mạng thuê hoặc tự xây dựng. Mạng viễn thông dùng riêng bao gồm: mạng dùng riêng hữu tuyến và mạng dùng riêng vô tuyến.

    Các mạng viễn thông dùng riêng phải có giấy phép thiết lập mạng, bao gồm:

    - Mạng viễn thông dùng riêng mà các thành viên của mạng này là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có cùng tính chất hoạt động hay mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên;

    - Mạng viễn thông dùng riêng hữu tuyến có đường truyền dẫn tự xây dựng;

    - Mạng viễn thông dùng riêng vô tuyến cố định vệ tinh và di động vệ tinh, trừ các mạng dùng riêng vệ tinh trong các nghiệp vụ lưu động hàng hải, lưu động hàng không, quảng bá (phát thanh, truyền hình) và vô tuyến điện nghiệp dư;

    - Mạng viễn thông dùng riêng vô tuyến của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có trụ sở tại Việt Nam;


    Ngoài các mạng viễn thông dùng riêng nêu trên, các mạng viễn thông dùng riêng khác không cần giấy phép thiết lập mạng, nhưng phải tuân theo các quy định về kết nối, đánh số, cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

    Mạng viễn thông chuyên dùng là mạng viễn thông dùng để phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh. Chính phủ quy định cụ thể về việc thiết lập và hoạt động của các mạng viễn thông chuyên dùng.

    2.2. Hành vi vi phạm và hình thức xử phạt

    Theo quy định của pháp luật (Điều 10 Nghị định 160), chỉ những doanh nghiệp hạ tầng mạng có giấy phép thiết lập mạng viễn thông cố định công cộng đường dài trong nước hoặc quốc tế mới được thiết lập hệ thống đường trục viễn thông quốc gia và kinh doanh dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước hoặc quốc tế. Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng chỉ có giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động công cộng được phép thiết lập các đường truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước để kết nối các hệ thống thiết bị thuộc mạng của mình với nhau nhưng không được sử dụng các đường truyền dẫn này để cung cấp dịch vụ thuê kênh và không được thiết lập các cổng thông tin quốc tế.

    Thời gian qua, có một số cơ quan, tổ chức thiết lập mạng viễn thông công cộng để cung cấp cho công cộng hoặc thiết lập mạng viễn thông dùng riêng để cung cấp cho các thành viên của mạng mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật. Qua phản ánh của các cơ quan, tổ chức và các phương tiện thông tin cho thấy Công ty Cổ phần phát triển đầu tư công nghệ SOMONET Việt Nam, Công ty Viễn thông thế hệ mới (NGT) không có giấy phép nhưng vẫn thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cho công cộng. Trường hợp này, các doanh nghiệp này thiết lập các đường truyền dẫn viễn thông và cung cấp dịch vụ cho thuê kênh riêng cho các cơ quan, tổ chức (ngân hàng, các công ty chứng khoán…). Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên không có giấy phép thiết lập mạng viễn thông cố định công cộng đường dài trong nước hoặc quốc tế và giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động công cộng nhưng vẫn thiết lập và cung cấp dịch vụ thuê kênh.

    Các hành vi này đã vi phạm điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định số 142 đối với hành vi thiết lập mạng viễn thông công cộng không có giấy phép, vi phạm điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị đinh 142 đối với hành vi cung cấp dịch vụ viễn thông không có giấy phép (dịch vụ thuê kênh). Hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại điểm b khoản 7 Điều 11 Nghị định 142 là tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều 11 (thiết lập mạng viễn thông công cộng không có giấy phép).

    Đối với trường hợp vi phạm của SOMONET, sau khi nghiên cứu, cân nhắc hành vi vi phạm và xét đến nhận thức của Giám đốc Công ty đối với những vi phạm đó, Chánh Thanh tra Bộ đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thiết lập mạng viễn thông công cộng không có giấy phép với mức xử phạt là 35.000.000 đồng, không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính nhưng yêu cầu SOMONET phải khắc phục những vi phạm nói trên.

    Đối với Công ty NGT, do NGT có trụ sở đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nên Thanh tra Bộ đã chuyển vụ việc cho Sở Tp. Hồ Chí Minh xử lý theo quy định của pháp luật.

    Ở đây, chúng ta cần phân biệt việc doanh nghiệp có giấy phép thiết lập hạ tầng mạng được phép tự triển khai hoặc thuê các đơn vị có chức năng thi công thiết lập các tuyến cáp để cung cấp dịch vụ cho thuê kênh. Nếu doanh nghiệp không có giấy phép hạ tầng mạng mà tự thiết lập các kênh truyền dẫn hoặc thuê các đơn vị khác thi công lắp đặt các tuyến cáp truyền dẫn là vi phạm pháp luật.

    Bên cạnh hành vi vi phạm trong việc thiết lập mạng viễn thông công cộng, có nhiều cơ quan, tổ chức vi phạm trong việc thiết lập mạng viễn thông dùng riêng không có giấy phép theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ đã và đang xử lý các tổ chức này đối với hành vi thiết lập mạng viễn thông dùng riêng không có giấy phép. Ngoài các tổ chức là doanh nghiệp cổ phần còn có cả các tổ chức là cơ quan nhà nước cũng vi phạm. Do nhu cầu phát triển của cơ quan, tổ chức và sự phát triển của khoa học công nghệ nên nhiều cơ quan, tổ chức đã tự xây dựng đường truyền dẫn viễn thông để thiết lập mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cho việc truyền dữ liệu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả trong hoạt động của cơ quan, tổ chức đó. Tuy nhiên, do không hiểu biết và nắm vững được các quy định quản lý nhà nước chuyên ngành nên vi phạm các quy định quản lý của pháp luật.

    Hành vi thiết lập mạng viễn thông dùng riêng không có giấy phép vi phạm điểm a khoản 3 Điều 11 Nghị định 142. Mức xử phạt đối với hành vi này bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Qua làm việc và kiểm tra tại một số cơ quan, tổ chức, Thanh tra Bộ đã phát hiện và xử lý vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức vi phạm, chủ yếu là các ngân hàng, công ty chứng khoán.
     
    Báo quản trị |  
  • #14644   02/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    III. KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH TRẠM THU PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI ĐỘNG (BTS)

    3.1. Quy định quản lý nhà nước

    Điều 51 Nghị định 160 quy định hệ thống tiêu chuẩn chất lượng viễn thông bao gồm các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với thiết bị, mạng lưới, kết nối mạng, dịch vụ và công trình viễn thông. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng bao gồm: các tiêu chuẩn ngành (TCN), các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), các tiêu chuẩn quốc tế do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố bắt buộc áp dụng.

    Chất lượng công trình viễn thông được quản lý thông qua hình thức kiểm định chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do cơ quan quản lý nhà nước công bố hoặc do các doanh nghiệp viễn thông tự nguyện áp dụng phù hợp với các quy định của pháp luật. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành các quy định quản lý chất lượng công trình viễn thông, kiểm tra và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình viễn thông.

    Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình viễn thông, Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Quyết định số 31/2006/QĐ-BBCVT ngày 06/9/2006 ban hành Quy định về kiểm định công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông. Theo quy định này, từ ngày 01/01/2007, chủ đầu tư chỉ được phép đưa vào sử dụng hạng mục công trình, công trình viễn thông thuộc “Danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định” sau khi được Tổ chức Kiểm định cấp Giấy chứng nhận kiểm định công trình viễn thông.

    Ngày 22/4/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 26/2008/QĐ-BTTTT ban hành Danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định. Theo Danh mục này, có 3 loại công trình viễn thông sau đây bắt buộc kiểm định: trạm truyền dẫn phát sóng vô tuyến điện (phát thanh, truyền hình), trạm truyền dẫn vi ba đường dài trong nước, trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng (BTS). Đối với BTS, tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng, bao gồm: TCN 68-135:2001 (Chống sét bảo vệ các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật), TCN 68-141:1999 (Tiếp đất cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật) chỉ áp dụng các chỉ tiêu tiếp đất chống sét và tiếp đất bảo vệ, TCVN 3718-1:2005 (“Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số radio - Phần 1: Mức phơi nhiễm lớn nhất trong dải tần từ 3 kHz đến 300 GHz” đối với các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng). Thời hạn kiểm định là 3 năm.

    Kiểm định công trình viễn thông là hoạt động đo kiểm định và chứng nhận công trình viễn thông phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng. Nội dung kiểm định là các yêu cầu về an toàn chuyên ngành kỹ thuật viễn thông được quy định tại các tiêu chuẩn do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định bắt buộc áp dụng, bao gồm: an toàn tiếp đất bảo vệ, tiếp đất chống sét; an toàn chống sét; an toàn trong trường bức xạ tần số radio và các tiêu chí an toàn khác theo quy định.

    Công trình viễn thông thuộc “Danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định” phải kiểm định trong các trường hợp sau:

    - Lắp đặt mới trước khi đưa vào sử dụng;

    - Đã được kiểm định và đưa vào sử dụng nhưng đã có thay đổi thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện hoặc điểm tiếp đất hoặc địa điểm lắp đặt của công trình;

    - Hết thời hạn Giấy chứng nhận kiểm định công trình viễn thông;

    - Đã đưa vào sử dụng trước thời điểm “Danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định” có hiệu lực.


    Đối với các công trình đã đưa vào sử dụng trước thời điểm “Danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định” có hiệu lực, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình phải có báo cáo thống kê gửi về Cục QLCL Công nghệ thông tin và Truyền thông. Dựa vào tính chất công trình, yêu cầu về an toàn của công trình, năng lực của các đơn vị đo kiểm, tổ chức kiểm định, khả năng của chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình, Cục QLCL quyết định phương án kiểm định để trong thời gian sớm nhất có thể hoàn thành việc kiểm định toàn bộ các công trình (Điều 16 Quyết định 31).

    Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Cục QLCL trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định kiểm định công trình viễn thông; chủ trì kiểm tra việc tuân thủ các quy định kiểm định công trình viễn thông của chủ đầu tư, chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình viễn thông trong địa bàn quản lý.

    3.2. Công tác kiểm định BTS

    Thực hiện Quyết định số 31/2006/QĐ-BBCVT, Cục Quản lý chất lượng CNTT&TT đã ban hành các Quyết định số: 91/QĐ-QLCL, 92/QĐ-QLCL, 93/QĐ-QLCL, 94/QĐ-QLCL, 95/QĐ-QLCL và 96/QĐ-QLCL ngày 16/5/2007 về việc ban hành phương án kiểm định BTS của các doanh nghiệp VNP, VMS, Viettel, SPT, HTC và EVN Telecom đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2007 tại Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh. Theo phương án này thì trước ngày 31/12/2007, các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm định xong tất cả các trạm BTS trên địa bàn các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan nên đến hết năm 2007 các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện xong phương án kiểm định.

    Ngày 14/4/2008, Cục Quản lý chất lượng CNTT&TT đã có 4 văn bản (số: 105, 106, 107, 108/QLCL-TTKĐ) gia hạn thực hiện phương án kiểm định BTS đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2007. Theo đó, thời gian hoàn thành kiểm định các trạm BTS đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2007 tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh được gia hạn đến ngày 30/6/2008. Tuy nhiên, đến hết tháng 6/2008, các doanh nghiệp viễn thông vẫn chưa hoàn thành kiểm định các trạm BTS đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2007.

    Đối với các BTS thuộc 61 tỉnh, thành phố Trung ương còn lại của các doanh nghiệp thông tin di động, Cục Quản lý chất lượng CNTT&TT đã ban hành các Quyết định số 44, 45, 46, 47, 48/QĐ-QLCL ngày 14/4/2008 ấn định thời gian hoàn thành kiểm định là ngày 31/12/2008.

    Đối với các BTS đưa vào sử dụng sau ngày 1/1/2007, các doanh nghiệp phải thực hiện việc kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành việc kiểm định đối với các BTS này. Vì thế, một số Sở Thông tin và Truyền thông đã tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp đưa trạm BTS vào hoạt động khi chưa được kiểm định. Bên cạnh đó, cũng có nhiều Sở xin ý kiến của Bộ về việc xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trong việc kiểm định công trình viễn thông.

    Trước tình hình trên, nhằm đánh giá tình hình thực hiện kiểm định trạm BTS, xem xét tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và rà soát, bổ sung cơ chế chính sách của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm định công trình cho phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, tháng 7/2008, Thanh tra Bộ và Cục Quản lý chất lượng CNTT&TT đã đề nghị Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho phép thành lập Đoàn công tác thực hiện kiểm tra công tác kiểm định tại 06 doanh nghiệp và được Lãnh đạo Bộ đồng ý. Thanh tra Bộ đã có công văn số 523/TTra ngày 10/7/2008 đề nghị các Sở Thông tin và Truyền thông không xử lý vi phạm các nội dung liên quan đến kiểm định BTS trong thời gian Đoàn công tác triển khai kiểm tra và chờ hướng dẫn giải quyết cụ thể từ Thanh tra Bộ.

    Kết thúc thời gian kiểm tra tại các doanh nghiệp, Đoàn công tác đã có báo cáo kết quả cho Lãnh đạo Bộ. Số liệu đo kiểm định BTS của các doanh nghiệp như sau: Viettel có 7.084 BTS chưa đo kiểm trên tổng số 8.321 BTS đang hoạt động (số liệu đến ngày 20/7/2008), Hanoi Telecom có 1.044 BTS chưa đo kiểm trên tổng số 1.048 BTS (đến ngày 01/7/2008), EVN Telecom có 688 BTS chưa đo kiểm trên tổng số 2.352 BTS (đến ngày 20/7/2008), VMS có 1.004 BTS chưa đo kiểm trên tổng số 4.529 BTS (đến ngày 01/8/2008), Vinaphone có 3.572 BTS chưa đo kiểm trên tổng số 4.696 BTS (đến ngày 10/8/2008), SPT có 523 BTS chưa đo kiểm trên tổng số 921 BTS (đến ngày 20/8/2008). Như vậy, tính đến ngày 20/8/2008, tổng cộng cả 6 doanh nghiệp có 13.915 BTS chưa đo kiểm trên tổng số 21.867 BTS (chiếm 63,63%) đang hoạt động.

    Qua kiểm tra thực tế, các doanh nghiệp đều có nhiều kiến nghị xung quanh việc thực hiện kiểm định công trình BTS theo Quyết định 31. Các kiến nghị được phân loại thành các nhóm chính như sau:

    Về phương thức quản lý:

        - Bỏ BTS ra khỏi danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định ban hành kèm theo Quyết định số 26/2008/QĐ-BTTTT.

    - Kiểm định xác suất với một tỷ lệ nhất định, số còn lại giao doanh nghiệp tự thực hiện đo kiểm và chịu trách nhiệm về kết quả đo kiểm, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ áp dụng hình thức hậu kiểm.

    - Cho phép hoàn thành việc kiểm định BTS trong thời gian từ 6 đến 9 tháng kể từ khi đưa vào khai thác.


    Về kiểm định lại:

        - Tăng thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định từ 3 năm lên 5 năm.

    - BTS phải có giấy chứng nhận kiểm định ngay sau khi thay đổi cấu hình trạm. Đây là vấn đề gặp rất nhiều khó khăn trong thực tế đối với doanh nghiệp.

    - Trường hợp một vị trí lắp đặt BTS có nhiều thiết bị (băng tần 900 và băng tần 1800) thì chỉ cần thực hiện đo kiểm một lần và cấp chung một Giấy chứng nhận kiểm định.


    Về tiêu chuẩn áp dụng:

    - Điều chỉnh tiêu chuẩn về tiếp đất theo hướng quy định giá trị điện trở tiếp đất theo các vùng địa chất khác nhau. Có doanh nghiệp kiến nghị không đo kiểm định điện trở tiếp đất vì khi nghiệm thu công trình đã đo rồi.

    Về chi phí cho công tác kiểm định:

        - Xem xét điều chỉnh mức thu phí kiểm định hiện nay cho phù hợp.

    - Hướng dẫn cụ thể về nguồn kinh phí dành cho công tác đo kiểm, do việc lấy kinh phí từ chi phí quản lý dự án đầu tư đối với các BTS đã triển khai lắp đặt trước ngày 01/01/2007 là không thể thực hiện được.


    Bên cạnh đó, việc triển khai Thông tư số 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 còn nhiều hạn chế. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp trong triển khai lắp đặt BTS. Phần lớn những khó khăn này do địa phương không thực hiện nghiêm Thông tư 12. Cụ thể:

    - Nhiều UBND tỉnh, thành phố chưa ban hành khu vực phải xin phép xây dựng BTS. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác định khu vực phải xin phép xây dựng (đến ngày 15/7/2008 mới có 23/64 tỉnh, thành phố ban hành khu vực phải xin phép xây dựng).

    - Nhiều tỉnh, thành phố áp dụng Thông tư 12 cho toàn tỉnh, trong khi Thông tư này chỉ điều chỉnh cho khu vực đô thị. Thông tư 12 quy định khu vực đô thị phải xin phép xây dựng bao gồm: khu vực sân bay, an ninh quốc phòng; khu vực trung tâm văn hóa, chính trị cần phải quản lý về kiến trúc, cảnh quan đô thị; các khu vực khác cần phải quản lý về kiến trúc, cảnh quan đô thị.

    - Nhiều tỉnh, thành phố bắt buộc BTS loại 2 khi lắp đặt ngoài phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng cũng phải có giấy phép xây dựng.

    - Một số địa phương áp dụng Thông tư 12 không đúng: Quảng Bình yêu cầu di dời các BTS lắp đặt trước ngày 01/01/2008 vì nằm trong khu vực không được lắp đặt; Thái Bình yêu cầu phải có hồ sơ thiết kế được thẩm định đối với công trình sẵn có dùng để lắp đặt BTS loại 2.

    - Sự phản đối của người dân xung quanh khu vực lắp đặt BTS.
    Do những nguyên nhân chủ quan từ phía các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nêu trên đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xây dựng, lắp đặt BTS.


    Kết thúc đợt kiểm tra, Đoàn công tác đã tổng hợp tình hình thực tế, đánh giá và phân tích những mặt đạt được và chưa đạt được của chính sách kiểm định, những thuận lợi và khó khăn, các nguyên nhân chủ quan, khách quan và kiến nghị Lãnh đạo Bộ một số nội dung liên quan đến công tác kiểm định công trình viễn thông.

    Về cơ bản, Lãnh đạo Bộ đồng ý về nguyên tắc với các kiến nghị, đề xuất của Đoàn công tác. Tuy nhiên, các đơn vị tham mưu cần nghiên cứu kỹ để chỉnh sửa, bổ sung chính sách cho phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phát triển mạng lưới viễn thông. Do đó, trong thời gian này các Sở Thông tin và Truyền thông chỉ cần theo dõi, nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định hiện hành về kiểm định BTS. Từ ngày 01/01/2009, nếu doanh nghiệp nào vi phạm về công tác kiểm định công trình viễn thông nói chung và công tác kiểm định BTS nói riêng thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luât.

    Ngày 26/9/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông có Thông báo số 99/TB-BTTTT thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng về công tác quản lý các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS). Theo đó, Bộ sẽ rà soát và nghiên cứu sửa đổi Quyết định 31. Một số nội dung của Quyết định 31 dự kiến sẽ sửa đổi như sau:

        - Điều chỉnh sửa đổi các nội dung về thời hạn tiến hành kiểm định trước khi đưa vào khai thác, sử dụng đối với BTS mới lắp đặt;

    - Đơn giản hoá thủ tục hồ sơ xin kiểm định;

    - Tăng thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận kiểm định;

    - Giao doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về an toàn tiếp đất và chống sét của các BTS trên cơ sở tiêu chuẩn ngành hiện hành.


    Các đơn vị chức năng thuộc Bộ được giao nghiên cứu, chỉnh sửa Quyết định 31 cho phù hợp hơn với thực tế và theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Dự kiến Quyết định sửa đổi sẽ được áp dụng thực hiện từ đầu năm 2009.

    3.3. Nội dung thanh tra

    Khi tiến hành thanh tra công tác kiểm định công trình viễn thông (bao gồm: trạm truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình; trạm truyền dẫn vi ba đường dài trong nước; trạm BTS), chúng ta cần chú ý thanh tra các nội dung sau:

        - Giấy chứng nhận kiểm định công trình viễn thông: Kiểm tra thông tin ghi trên giấy chứng nhận so với thực tế. Cấu hình thiết bị BTS so với thời điểm đo kiểm định. Kiểm tra hướng anten so với trong hồ sơ tại thời điểm kiểm định.

    - Thời điểm lắp đặt và đưa BTS vào hoạt động: Nếu đưa vào hoạt động trước ngày 01/01/2007 thì thực hiện kiểm định theo quy định của Cục QLCL. Nếu BTS đưa vào hoạt động sau ngày 01/01/2007 thì bắt buộc phải kiểm định trước khi đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn khách quan đã được Đoàn công tác của Bộ chỉ ra ở trên nên Lãnh đạo Bộ đã đồng ý về chủ trương để đến hết năm 2008 sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp đưa BTS vào hoạt động mà chưa được kiểm định.

    - Việc chấp hành phương án đo kiểm định BTS đưa vào sử dụng trước 01/01/2007 theo phương án của Cục QLCL ban hành.

    - Thời hạn kiểm định BTS: Kiểm tra xem BTS còn trong thời hạn kiểm định không?

    - Kiểm tra các nội dung kiểm định: an toàn tiếp đất bảo vệ, tiếp đất chống sét; an toàn chống sét; an toàn trong trường bức xạ. Nội dung này có thể dựa vào báo cáo của doanh nghiệp, kiểm tra tại các điểm tiếp đất… nếu có thể thì phối hợp với Cục QLCL để tiến hành đo kiểm định thực tế.

    - Công tác báo cáo: Kiểm tra việc báo cáo của doanh nghiệp về thống kê các công trình BTS đưa vào sử dụng trước thời điểm “Danh mục công trình viễn thông bắt buộc kiểm định” có hiệu lực (trong thời hạn 30 ngày) và các nội dung báo cáo khác theo quy định của pháp luật.


    Đối với nội dung thanh tra về giấy phép xây dựng của các công trình BTS, Sở Xây dựng (Sở Quy hoạch kiến trúc) chịu trách nhiệm thanh tra nội dung này. Nếu Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành thanh tra công tác kiểm định BTS thì có thể mời Sở Xây dựng tham gia thành phần trong đoàn để đưa nội dung kiểm tra cả giấy phép xây dựng trạm BTS.

    3.4. Hình thức xử lý

    Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 142, hành vi đưa vào vận hành, khai thác, sử dụng công trình bưu chính, viễn thông chưa qua kiểm định chất lượng sẽ bị phạt tiền với mức từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Theo đó, đối với hành vi đưa BTS vào khai thác, sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận kiểm định công trình viễn thông đều bị xử phạt vi phạm hành chính. Chú ý: hành vi này áp dụng xử phạt cho từng hạng mục, công trình viễn thông, tức là mỗi trạm BTS nếu chưa được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài hình thức xử phạt chính, doanh nghiệp còn phải chịu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 142 là buộc thực hiện đúng các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Tuy nhiên, chúng ta cần chú ý đến thời gian đưa BTS vào hoạt động. Bởi vì, sau khi xây dựng, lắp đặt xong BTS, doanh nghiệp cần phải có 1 khoảng thời gian nhất định để phát sóng thử nghiệm và cân chỉnh các thông số kỹ thuật. Sau khi đã cân chỉnh và hoàn thành xong các thủ tục thì doanh nghiệp mới tiến hành thủ tục kiểm định BTS. Như vậy, việc trạm BTS được phát sóng trước khi được kiểm định là vấn đề tất yếu. Các Sở Thông tin và Truyền thông cần phải linh động trong công tác quản lý nhà nước tại địa phương đối với việc kiểm định để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Theo hướng này, dự kiến thời gian tới Bộ sẽ chỉnh sửa chính sách theo hướng cho doanh nghiệp đưa BTS vào hoạt động và trong vòng 6 tháng sẽ phải thực hiện kiểm định xong BTS.
     
    Báo quản trị |  
  • #14645   02/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    IV. VI PHẠM TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

    4.1. Quy định quản lý về tiêu chuẩn, chất lượng

    Hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông áp dụng đối với thiết bị, mạng lưới, kết nối mạng, dịch vụ và công trình viễn thông bao gồm:

    - Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

    Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng bao gồm: Các tiêu chuẩn ngành (TCN), các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), các tiêu chuẩn quốc tế do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố bắt buộc áp dụng.

    - Tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng.

    Tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng do các tổ chức, cá nhân công bố tự nguyện áp dụng.

    Chất lượng thiết bị viễn thông được quản lý thông qua hình thức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hoặc do các tổ chức, cá nhân tự nguyện áp dụng phù hợp với các quy định của pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với các thiết bị viễn thông không nằm trong danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn. Thiết bị viễn thông lưu thông trong nước và nhập khẩu phải tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hoá và các quy định khác của pháp luật.

    Chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông được quản lý thông qua hình thức công bố chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hoặc do các doanh nghiệp viễn thông tự nguyện áp dụng phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dịch vụ, mạng viễn thông thuộc danh mục bắt buộc quản lý chất lượng, doanh nghiệp viễn thông phải công bố tiêu chuẩn chất lượng không trái với tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về thực tế chất lượng theo quy định. Đối với các dịch vụ, mạng viễn thông nằm ngoài danh mục dịch vụ, mạng viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng, doanh nghiệp viễn thông phải tự xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng áp dụng. Khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tự nguyện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng công bố; duy trì chất lượng theo tiêu chuẩn công bố; các chủ mạng nội bộ có thu cước kết nối với mình, các đại lý viễn thông của mình trong việc bảo đảm chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông đã công bố.

    Để quản lý nhà nước về chất lượng thiết bị, dịch vụ viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện:

    - Quy định chi tiết nội dung, hình thức và thủ tục quản lý chất lượng thiết bị viễn thông (Quyết định số 44/2006/QĐ-BBCVT ngày 03/11/2006 ban hành Quy định chứng nhận và công bố phù hợp tiêu chuẩn đối với sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông).

    - Quy định và công bố danh mục thiết bị viễn thông sản xuất trong nước, nhập khẩu bắt buộc phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn trước khi được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam hoặc kết nối với mạng viễn thông công cộng.


    Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành theo thẩm quyền Quyết định số 45/2006/QĐ-BBCVT ngày 03/11/2006 ban hành Danh mục sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông bắt buộc phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, bao gồm 29 sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành bắt buộc phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn; Quyết định số 46/2006/QĐ-BBCVT ngày 03/11/2006 ban hành Danh mục sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, bao gồm: tủ đấu cáp, máy tính cá nhân để bàn, máy chủ, máy tính xách tay, thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA), router, hub, switch, gateway, bridge, filewall.

    - Quy định danh mục dịch vụ, mạng viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

    Quyết định số 27/2008/QĐ-BTTTT ngày 22/4/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng, bao gồm 4 loại dịch vụ viễn thông sau đây:

    + Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất.

    + Dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất.

    + Dịch vụ truy nhập Internet ADSL.

    + Dịch vụ kết nối Internet.

    - Ban hành quy định về quản lý chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông, kiểm tra và xử lý các vi phạm về chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông.

    Nhận diện dấu công bố phù hợp tiêu chuẩn cho sản phẩm bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn:

    - Hình dáng:




    Dấu công bố phù hợp tiêu chuẩn cho sản phẩm bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn được thiết kế dưới dạng hình Ellipse có đường kính ngang gấp đôi đường kính dọc.

    Phạm vi dấu công bố phù hợp tiêu chuẩn cho sản phẩm bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn là phần diện tích bên trong hình Ellipse.

    - Nội dung:

    + Tên viết tắt tiếng Anh của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông: Cụm chữ "ICT";

    + Thông tin quản lý:

    . NAME: tên đầy đủ hoặc ký hiệu tên tổ chức, cá nhân; gồm tối đa mười bốn (14) ký tự.

    Nhận diện dấu công bố phù hợp tiêu chuẩn cho sản phẩm phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn:

    - Hình dáng:



    Dấu công bố phù hợp tiêu chuẩn cho sản phẩm phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn được thiết kế dưới dạng hình Ellipse có đường kính ngang gấp đôi đường kính dọc.

    Phạm vi dấu công bố phù hợp tiêu chuẩn cho sản phẩm phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn là phần diện tích bên trong hình Ellipse.
    - Nội dung:
    + Tên viết tắt tiếng Anh của lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông: Cụm chữ “ICT”.

    + Thông tin quản lý:

    . NAME: tên đầy đủ hoặc ký hiệu tên tổ chức, cá nhân; gồm tối đa mười bốn (14) ký tự.

    . XXXX-NNNNNN: Mã số quản lý, trong đó:

    XXXX: Mã kiểm soát, gồm tối đa bốn (04) ký tự.

    NNNNNN: Số phân biệt, gồm sáu (06) chữ số; bắt đầu từ 000001 và kết thúc tại 999999.

    4.2. Các hành vi vi phạm và hình thức xử lý

    * Các hành vi vi phạm về quản lý chất lượng sản phẩm, về chứng nhận và công bố phù hợp tiêu chuẩn áp dụng quy định tại các Điều 20, Điều 22, Điều 24 Nghị định 142. Chú ý các hành vi vi phạm phổ biến sau:

    - Đưa vào lưu thông trên thị trường Việt Nam hoặc kết nối vào các mạng viễn thông các loại thiết bị viễn thông không có hoặc hết thời hạn sử dụng giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thiết bị viễn thông.

    - Lắp đặt, sử dụng thiết bị tính cước chưa được kiểm định tại các Bưu cục giao dịch, điểm phục vụ, đại lý viễn thông.

    - Sử dụng Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thiết bị viễn thông hết thời hạn sử dụng đến 01 tháng.

    - Sử dụng Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thiết bị viễn thông đã bị hủy bỏ.

    - Sửa chữa, tẩy xóa Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thiết bị viễn thông.

    - Đưa vào lưu thông trên thị trường, đấu nối trên mạng viễn thông các thiết bị không có hoặc không đúng tem phù hợp tiêu chuẩn.

    - Cung cấp và lắp đặt thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn theo Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đã được chứng nhận.

    - Sử dụng tem phù hợp tiêu chuẩn thiết bị viễn thông giả, bị tẩy xóa, đã qua sử dụng hoặc không đúng chủng loại thiết bị.

    - Sử dụng Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thiết bị viễn thông giả.

    - Nhập khẩu hoặc sản xuất thiết bị viễn thông không có giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn theo quy định.

    - Nhập khẩu không có giấy phép các thiết bị phát, thiết bị thu - phát sóng vô tuyến điện có băng tần số từ 9 KHz đến 400 GHz, có công suất từ 60 mW trở lên dùng trong nghiệp vụ viễn thông và các nghiệp vụ khác theo quy định.

    - Nhập khẩu không có giấy phép các thiết bị Rada, các thiết bị trợ giúp bằng sóng vô tuyến điện và thiết bị điều khiển xa bằng sóng vô tuyến.

    - Sản xuất thiết bị phát, thiết bị thu - phát sóng vô tuyến điện không có giấy phép.

    Chú ý: Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết bị viễn thông không chấp hành các quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá thì áp dụng hình thức và mức xử phạt theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

    Tuỳ từng hành vi vi phạm cụ thể mà có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính hoặc biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật.

    * Các hành vi vi phạm về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư, dịch vụ viễn thông và chất lượng mạng viễn thông áp dụng quy định tại Điều 21 Nghị định 142. Chú ý các hành vi vi phạm phổ biến sau:

    - Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng dịch vụ hết thời hạn sử dụng đến 01 tháng.

    - Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng dịch vụ đã bị hủy bỏ.

    - Sửa chữa, tẩy xoá Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng dịch vụ.

    - Không đăng ký và công bố chất lượng dịch vụ dịch vụ viễn thông, chất lượng mạng viễn thông bắt buộc phải đăng ký và công bố theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BBCVT ngày 06/9/2006 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông).

    Thủ tục công bố đối với các dịch vụ viễn thông thuộc “Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng” như sau:

    + Doanh nghiệp gửi hồ sơ công bố chất lượng dịch vụ đến Cục QLCL. Hồ sơ gồm: ban sảo giấy phép cung cấp dịch vụ; công văn về việc công bố chất lượng dịch vụ (theo mẫu); Bản công bố chất lượng dịch vụ (theo mẫu); Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ viễn thông (theo mẫu).

    + Trong thời hạn 5 ngày làm việc, Cục QLCL sẽ cấp Bản tiếp nhận công bố chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông (theo mẫu) cho doanh nghiệp.

    + Sau khi được cấp Bản tiếp nhận công bố chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp có trách nhiệm: công bố Bản công bố chất lượng dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ trên website của doanh nghiệp đó; niêm yết Bản công bố chất lượng dịch vụ và Danh mục các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ tại nơi dễ dàng đọc được ở tất cả các điểm giao dịch.

    Đối với các dịch vụ viễn thông không nằm trong Danh mục dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng, doanh nghiệp phải tự công bố chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng trên website của doanh nghiệp đó.

    - Không cung cấp công khai hoặc cung cấp không đúng chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký tại Bưu cục giao dịch, điểm phục vụ.

    - Cung cấp dịch vụ có chất lượng thấp hơn quy định hoặc thấp hơn chất lượng đã đăng ký.

     
    Báo quản trị |  
  • #14646   02/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    V. THANH TRA DỰ ÁN MUA SẮM SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    5.1. Chính sách quản lý

    Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Công nghệ thông tin. Luật này có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2007. Để triển khai Luật Công nghệ thông tin, các văn bản quy phạm pháp luật sau đây đã được ban hành để hướng dẫn thi hành và xử lý vi phạm hành chính:

    - Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

    - Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin;

    - Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác;

    - Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.


    Để triển khai các Nghị định này vào cuộc sống, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành hoặc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chi tiết các quy định này.

    Nhằm thực hiện quản lý nhà nước một cách có hiệu quả đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định Quản lý đầu tư các dự án ứng dụng CNTT sử dụng vốn NSNN. Bên cạnh đó, để cụ thể hóa các quy định của pháp luật và thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện các công việc sạu: nghiên cứu xây dựng đề án nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm điện tử - tin học - viễn thông, xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về phương án quản lý xuất nhập khẩu phần mềm và nội dung số qua mạng Internet và Quyết định của Thủ tướng về một số cơ chế chính sách về Phần mềm nguồn mở.

    Liên quan đến chi ngân sách cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đang trình Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán chi ngân sách triển khai thực hiện Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg từ nguồn ngân sách dự phòng Trung ương; chuẩn bị các nội dung báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2009-2010 trong các cơ quan nhà nước; triển khai Thỏa thuận Hợp đồng “Bản quyền văn phòng của Microsoft cho Chính phủ Việt Nam” (Gói bản quyền dành cho các cơ sở giáo dục và đào tạo)….

    Đối với quy định quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/7/2006 quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Quyết định số 223/2006/QĐ-TTg ngày 04/10/2006 sửa đổi một số điều của Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 02/3007/TT-BBCVT ngày 02/8/2007 hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Quyết định 169 và Quyết định 223 về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

    5.2. Nội dung thanh tra

    Theo quy định tại Quyết định 169, sản phẩm công nghệ thông tin bao gồm:

    - Sản phẩm phần mềm;

    - Sản phẩm nội dung thông tin số;

    - Sản phẩm phần cứng máy tính;

    - Sản phẩm điện tử chuyên dụng và dân dụng;

    - Sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin (tư vấn, thiết kế, đào tạo, chuyển giao công nghệ, bảo hành bảo trì và các dịch vụ liên quan khác).

    Việc thanh tra dự án mua sắm sản phẩm CNTT sử dụng vốn ngân sách Nhà nước bao gồm thanh tra việc mua sắm các sản phẩm nói trên.

    Đối tượng thanh tra bao gồm các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để đầu tư, mua sắm sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động không nhằm mục đích thương mại. Chú ý: không bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát hoặc được hưởng đặc quyền hoặc độc quyền.

        Nội dung thanh tra bao gồm:

    - Hồ sơ giải trình chi tiết về các yêu cầu đặc thù gửi xin ý kiến các cơ quan chuyên môn; văn bản phê duyệt thẩm định của cơ quan quản lý cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh.

    Theo Quyết định 169, phải ưu tiên mua sắm, sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin được sản xuất trong nước. Trong trường hợp sản phẩm cần mua là loại trong nước đã sản xuất được nhưng do yêu cầu kỹ thuật đặc thù của dự án chỉ có sản phẩm nhập ngoại mới đáp ứng được, cơ quan chủ trì dự án phải có hồ sơ giải trình chi tiết…

    Sản phẩm công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên là các sản phẩm công nghệ thông tin nằm trong Danh mục các sản phẩm công nghệ thông tin đã sản xuất được trong nước hoặc trong Danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các cơ quan nhà nước do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành hoặc các sản phẩm công nghệ thông tin thỏa mã các tiêu chí quy định tại điểm 1, 2, 3, 4 phần II Thông tư số 02/2007/TT-BBCVT ngày 02/8/2007 hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Quyết định 169 và Quyết định 223 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

    Quy trình phê duyệt mua hàng nhập ngoại đối với các sản phẩm đã sản xuất được trong nước, bao gồm:

    . Chủ đầu tư lập hồ sơ giải trình chi tiết về sự cần thiết phải mua hàng nhập ngoại trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án và gửi xin ý kiến Cơ quan chuyên môn. Hồ sơ ban gồm: tài liệu giải trình đặc thù kỹ thuật của dự án cần mua hàng nhập ngoại; tài liệu, sở cứ so sánh khả năng đáp ứng của sản phẩm nhập ngoại so với sản phẩm công nghệ thông tin đã sản xuất được trong nước; các tài liệu khác liên quan đến dự án theo quy định của pháp luật.

    . Cơ quan chuyên môn được hiểu như sau: Đối với các cơ quan Trung ương, Cơ quan chuyên môn là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của cơ quan đó. Trong trường hợp cơ quan đó chưa có đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin thì Bộ Thông tin và Truyền thông giữ vai trò là Cơ quan chuyên môn để chủ đầu tư xin ý kiến; Đối với các cơ quan địa phương, Cơ quan chuyên môn là Sở Thông tin và Truyền thông.

    - Chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ trong mua sắm, sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số.

    - Định mức đầu tư, mua sắm sản phẩm công nghệ thông tin, đặc biệt là các dự án phần mềm (Bộ Thông tin và Truyền thông đang chủ trì xây dựng định mức);

    - Các tiêu chí của sản phẩm công nghệ thông tin được ưu tiên mua sắm: chất lượng đảm bảo, đáp ứng yêu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và các yêu cầu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định; thỏa mãn ít nhất một trong các yêu cầu sau:

    + Được nghiên cứu thiết kế, sản xuất hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam;

    + Được lắp ráp, chỉnh sửa, nâng cấp hoặc bản địa hóa trên lãnh thổ Việt Nam mà các hoạt động này đem lại hàm lượng giá trị tăng cao hoặc đem lại nhiều lợi ích thiết thực về chính trị, xã hội;

    + Các dịch vụ công nghệ thông tin do các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam hoặc các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài có giấy phép đầu tư hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thực hiện;

    + Các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở do các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài có giấy phép đầu tư hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam khai thác, cung cấp.

    - Việc tổ chức đấu thầu quốc tế. Chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế trong trường hợp các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước chưa có khả năng thực hiện hoặc có thể thưc hiện nhưng giá thành quá cao so với nhà thầu nước ngoài hoặc không chọn được nhà thầu trong nước đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cho phép các cơ quan, doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước có thể liên danh, liên kết để cùng đấu thầu dự án công nghệ thông tin.

    - Cơ chế ưu tiên cho các nhà thầu nước ngoài có liên danh với nhà thầu Việt Nam (đối với dự án công nghệ thông tin thực hiện đấu thầu quốc tế) và có cam kết dành cho nhà thầu Việt Nam khối lượng công việc có giá trị lớn hơn hoặc có phương án sử dụng nhiều sản phẩm công nghệ thông tin nội địa hơn.

    - Việc thực hiện cơ chế ưu tiên cho các nhà thầu có phương án sử dụng nhiều sản phẩm công nghệ thông tin nội địa khi chấm thầu. Việc mua sắm sản phẩm công nghệ thông tin tập trung, nhỏ lẻ (khuyến khích mua sắm sản phẩm công nghệ thông tin tập trung).

    Một ví dụ điển hình cần chú ý khi thanh tra các dự án mua sắm sản phẩm công nghệ thông tin: Dự án được duyệt mua sắm 10 máy tính với 10 phần mềm hệ điều hành Windows nhưng thực tế đơn vị chủ trì, chủ đầu tư chỉ mua 01 phần mềm hệ điều hành Windows nhưng vẫn quyết toán cả 10 phần mềm -> xuất toán số tiền được duyệt để mua 09 phần mềm Windows. Vấn đề ở đây là có tư lợi, làm thất thoát số tiền được duyệt mua 09 phầm mềm Windows mà không chỉ là vấn đề sử dụng phần mềm Windows có bản quyền hay không có bản quyền.

    5.3. Hình thức xử lý

    Các hành vi vi phạm hành chính về công nghệ thông tin áp dụng các hình thức xử phạt quy định tại Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

    Các hành vi vi phạm trong công tác đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì áp dụng các hình thức xử lý theo quy định trong lĩnh vực đầu tư, đấu thầu.
     
    Báo quản trị |  
  • #14647   02/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    VI. THANH TRA VIỆC SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN

    6.1. Nội dung thanh tra

    - Giấy phép băng tần.

    Giấy phép băng tần là giấy phép cấp cho tổ chức, doanh nghiệp được quyền sử dụng một đoạn băng tần số xác định kèm theo các điều kiện quy định về giới hạn trên và dưới của đoạn băng tần số (bao gồm cả phần băng tần bảo vệ); phạm vi phủ sóng; mức phát xạ cực đại được phép ở ngoài băng tần, ngoài phạm vi phủ sóng và các điều kiện khác (Điều 12 Nghị định 24).

    "Phát xạ ngoài băng" là phát xạ ở một hay nhiều tần số nằm ngay ngoài độ rộng băng tần cần thiết do kết quả của quá trình điều chế nhưng không bao gồm phát xạ giả. "Phát xạ giả" là phát xạ trên một hay nhiều tần số ngoài độ rộng băng tần cần thiết và có thể làm giảm mức phát xạ đó mà không ảnh hưởng đến việc truyền đưa tin tức.

    - Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

    Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện cấp cho tổ chức, cá nhân được quyền khai thác một hay nhiều tần số và thiết bị vô tuyến điện, tại địa điểm hoặc khu vực xác định kèm theo các điều kiện quy định về tần số thu và phát, tham số kỹ thuật phát sóng, quy ước liên lạc và các điều kiện khác (Điều 16 Nghị định 24).

    Khai thác viên đài tầu biển, đài vô tuyến điện nghiệp dư và các trường hợp khác phải có chứng chỉ vô tuyến điện viên do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc công nhận (Điều 17 Nghị định 24).

    "Đài tầu" là một đài vô tuyến điện lưu động thuộc nghiệp vụ lưu động hàng hải đặt trên tầu, thuyền và không thường xuyên thả neo. "Đài vô tuyến điện nghiệp dư" là một đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư. "Nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư" là nghiệp vụ vô tuyến điện nhằm mục đích tự đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật thông tin do các khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư là những người được cấp phép, yêu thích kỹ thuật vô tuyến điện thực hiện, chỉ với mục đích cá nhân không liên quan đến lợi nhuận.

    - Việc nộp lệ phí cấp giấy phép và nộp phí sử dụng tần số vô tuyến điện.

    - Việc thay đổi các thông tin so với trong giấy phép. Ví dụ: tần số ấn định, địa điểm đặt thiết bị phát sóng vô tuyến điện….

    Một số nội dung cần chú ý khi thanh tra, kiểm tra và xử lý nhiễu có hại:

    - Đối với điện thoại không dây (loại kéo dài thuê bao) không thuộc danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện và phải cấp phép sử dụng tần số (khoản 6 Điều 18). Theo từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và công bố danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện.

    - Đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá: các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá hoạt động ở băng tần từ 26,96 Mêgahéc đến 27,41 Mêgahéc (MHz) thuộc loại thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện và không phải xin giấy phép tần số vô tuyến điện (khoản 3 Điều 18) theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị định 24.

    - Sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện trong trường hợp khẩn cấp (Điều 23 Nghị định 24):

    + Trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tài sản và tính mạng con người, tổ chức, cá nhân có thể sử dụng tạm thời tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện chưa được cấp phép và phải thông báo kịp thời cho Cục Tần số vô tuyến điện khi điều kiện cho phép.

    + Đài vô tuyến điện khi gửi thông tin hoặc tín hiệu cấp cứu được phép phát sóng để thu hút sự chú ý ở cả các tần số không dành riêng cho gọi cứu nạn quốc tế và quốc gia.

    + Các đài vô tuyến điện khi nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu phải lập tức ngừng phát sóng trên tần số có khả năng gây nhiễu cho thông tin cấp cứu và phải liên tục lắng nghe trên tần số phát gọi cấp cứu; trả lời và thực hiện ngay mọi hỗ trợ cần thiết, đồng thời thông báo cho Cơ quan tìm kiếm cứu nạn.

    - Đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ phụ không được gây nhiễu có hại cho đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính và không được khiếu nại nhiễu có hại từ đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ chính mà tần số của các đài vô tuyến điện này đã được ấn định hoặc có thể được ấn định muộn hơn (Điều 29 Nghị định 24).

    - Nguyên tắc xử lý nhiễu có hại:

    + Ưu tiên cho phát xạ trong băng, phát xạ không mong muốn phải được hạn chế ở mức thấp nhất;

    + Ưu tiên cho nghiệp vụ chính, các nghiệp vụ phụ phải thay đổi tần số hoặc các tham số kỹ thuật phát sóng;

    + Trong cùng một nghiệp vụ vô tuyến điện, tần số được cấp phép sử dụng sau phải chuyển đổi, ưu tiên cho tần số được cấp phép sử dụng trước;

    + Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong khoa học, công nghiệp, y tế; thiết bị điện, điện tử, khi gây nhiễu có hại cho các đài vô tuyến điện phải thực hiện các biện pháp để loại bỏ nhiễu (trừ trường hợp các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện hoạt động đúng băng tần qui định) và phải ngừng sử dụng các thiết bị này khi gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến dẫn đường, an toàn, cứu nạn;

    + Trường hợp nhiễu có hại chưa được khắc phục có thể áp dụng các biện pháp: thay đổi tần số, hạn chế công suất phát; thay đổi chiều cao, phân cực, đặc tính phương hướng của anten phát; phân chia lại thời gian làm việc và các biện pháp cần thiết khác đối với đài gây nhiễu;

    + Bên gây nhiễu do không thực hiện đúng nội dung giấy phép chịu trách nhiệm về chi phí cho việc chuyển đổi tần số, thiết bị, xử lý nhiễu có hại.

    - Xử lý nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã hội với các đài vô tuyến điện phục vụ quốc phòng, an ninh:

    + Trừ trường hợp đối với các băng tần được phân bổ cho quốc phòng, an ninh sử dụng lâu dài theo điểm a khoản 1 Điều 8 của Nghị định 24, khi xảy ra nhiễu có hại giữa các đài vô tuyến điện phục vụ kinh tế - xã hội với các đài vô tuyến điện phục vụ quốc phòng, an ninh thì các đài vô tuyến điện quốc phòng, an ninh chủ động thay đổi tần số và các tham số kỹ thuật phát sóng để tránh nhiễu.

    + Trong trường hợp cần thiết, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì và phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan khác thành lập đoàn kiểm tra liên ngành giải quyết nhiễu có hại.

    6.2. Hình thức xử lý

    Điều 11 Nghị định 24 quy định Giấy phép tần số vô tuyến điện bị thu hồi trong những trường hợp sau:

    - Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép băng tần hoặc sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện mà tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép không triển khai trên thực tế các nội dung quy định trong giấy phép.

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số không đúng mục đích, không hiệu quả, gây lãng phí phổ tần số vô tuyến điện đã được cấp giấy phép.

    - Khi có sự điều chỉnh Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện.
    Việc thu hồi giấy phép tần số vô tuyến điện do Bộ Thông tin và Truyền thông ra quyết định thu hồi giấy phép và nêu rõ lý do.

    Việc xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện và sử dụng tần số vô tuyến điện được áp dụng Điều 17 Nghị định 142.

    Cần chú ý một số hành vi vi phạm điển hình như sau:

    - Không khai báo làm thủ tục xin cấp lại giấy phép tần số vô tuyến điện khi Giấy phép bị hư hỏng không còn rõ nội dung hoặc bị mất.

    - Đặt thiết bị phát sóng vô tuyến điện sai địa điểm quy định trong giấy phép tần số vô tuyến điện.

    - Không khai báo, làm thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép tần số vô tuyến điện với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi thiết bị phát sóng vô tuyến điện khác.

    - Không khai báo, làm thủ tục thay đổi trong Giấy phép tần số vô tuyến điện khi đổi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

    - Phát sai tần số quy định trong Giấy phép tần số vô tuyến điện.

    - Sử dụng người không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định để khai thác thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

    - Thay đổi thiết bị phát sóng vô tuyến điện từ nghiệp vụ cố định thành nghiệp vụ lưu động không có giấy phép.

    - Sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đảm bảo các yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    - Sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện khi đã có quyết định tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    - Không khai báo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thiết bị phát sóng vô tuyến điện bị mất.

    - Thiết lập trạm vệ tinh mặt đất, sử dụng thiết bị thông tin qua vệ tinh không đúng quy định trong Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

    - Sử dụng tần số nằm ngoài giới hạn băng tần được cấp theo giấy phép.

    - Sử dụng giấy phép băng tần hết thời hạn sử dụng đến 01 tháng.

    - Thiết lập trạm vệ tinh mặt đất, sử dụng hệ thống thiết bị thông tin qua vệ tinh không có Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

    Bên cạnh hình thức xử phạt chính, tuỳ thuộc từng hành vi vi phạm cụ thể mà có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:

    - Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn.

    - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
    Xử phạt vi phạm về nhiễu có hại được thực hiện theo quy định tại Điều 128 Nghị định 142.
     
    Báo quản trị |  
  • #14648   02/12/2008

    haminhgiap
    haminhgiap
    Top 500
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 485
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    VII. THANH TRA VỀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

    7.1. Quy định quản lý

    Ngày 02/11/2006, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định số 43/2006/QĐ-BBCVT về ban hành danh mục dịch vụ viễn thông công ích. Theo Quyết định này, dịch vụ viễn thông công ích bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc.

    Dịch vụ viễn thông phổ cập:

    - Dịch vụ điện thoại tiêu chuẩn là dịch vụ điện thoại trong phạm vi vùng nội hạt giữa các thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến hoặc vô tuyến của mạng PSTN hoặc IP với giá cước nội hạt và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo qui định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    - Dịch vụ truy nhập Internet tiêu chuẩn là dịch vụ truy nhập Internet bằng phương thức quay số hoặc băng rộng với giá cước và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ theo qui định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Dịch vụ viễn thông bắt buộc:

    - Liên lạc khẩn cấp về cấp cứu y tế (115), cứu hỏa (114), công an (113).

    - Dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao nội hạt (116).

    - Các dịch vụ viễn thông và Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu doanh nghiệp phục vụ theo đối tượng, phương thức liên lạc, phạm vi liên lạc, trong khoảng thời gian cụ thể đối với các trường hợp khẩn cấp sau:

    + Khẩn cấp về quốc phòng, an ninh;

    + Khẩn cấp phục vụ chống lụt, bão, hỏa hoạn, thiên tai, thảm họa khác;

    + Khẩn cấp phục vụ phòng chống dịch bệnh;

    + Khẩn cấp phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ;

    + Hoạt động điều hành, ứng cứu khẩn cấp sự cố nhằm đảm bảo an toàn của mạng lưới viễn thông và Internet;

    + Các liên lạc khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

    Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thông qua: cước kết nối, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

    Ngày 07/4/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 74/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 với mục tiêu tổng thể: đẩy nhanh việc phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến mọi người dân trên cả nước, trong đó tập trung phát triển phổ cập dịch vụ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet giữa các vùng, miền, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng. Mục tiêu cụ thể, đến năm 2010 bảo đảm: mật độ điện thoại tại các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt trên 5 máy/100 dân; 100% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng; 70% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ Internet công cộng; mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các dịch vụ viễn thông bắt buộc.

    Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 thực hiện việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong các phạm vi sau:

    - Vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: Vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện hoặc cấp xã theo địa giới hành chính theo tiêu chí:

    + Huyện được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là huyện có mật độ điện thoại cố định tại thời điểm xác định thấp hơn 2,5 máy/100 dân.

    + Xã được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là các xã:

    . Nằm trong huyện được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;

    . Xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nằm ngoài huyện được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

    - Đối với các xã ngoài vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chưa có điểm truy nhập điện thoại và Internet công cộng, Chương trình sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển các điểm truy nhập công cộng để phổ cập các dịch vụ này trên toàn quốc.

    - Các dịch vụ viễn thông bắt buộc được hỗ trợ cung cấp trên toàn quốc.
    Đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích bao gồm:

    - Các đối tượng truy nhập dịch vụ viễn thông công ích tại các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng do Quỹ dịch vụ viễn thông công ích tài trợ.

    - Các chủ thuê bao là cá nhân, hộ gia đình sinh sống tại các khu vực được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích:

    - Bộ Thông tin và Truyền thông có nhiệm vụ xác định và công bố danh mục vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích phù hợp với từng thời kỳ; quy định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ viễn thông công ích và giá cước dịch vụ viễn thông công ích theo thẩm quyền…

    - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ phối hợp, đề xuất với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương; quản lý, thực hiện các nội dung cụ thể của Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; kiểm tra, xử lý vi phạm về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương; bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của địa phương.

    - Các Sở Thông tin và Truyền thông địa phương có trách nhiệm đề xuất với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương và quản lý cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Việc đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ viễn thông công ích thực hiện theo Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các sản phẩm, dịch vụ viễn thông công ích thuộc dự toán chi của ngân sách trung ương. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc dự toán chi của ngân sách địa phương.

    7.2. Nội dung thanh tra

    - Vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông (Quyết định số 41/2006/QĐ-BBCVT ngày 19/9/2006 và Quyết định số 09/2007/QĐ-BBCVT ngày 14/5/2007 về việc công bố vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010). Theo quy định tại Quyết định 41 và Quyết định 09 của Bộ Thông tin và Truyền thông có 180 huyện (bao gồm tất cả các xã trong huyện), 583 xã (không thuộc 180 huyện nói trên) trên toàn quốc được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Quyết định số 40/2008/QĐ-BTTTT nâng số huyện thuộc vùng được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích là 188 huyện (với 3.311 xã) và số xã thuộc vùng được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích là 848 xã (nằm ngoài 188 huyện nói trên).

    - Việc thu thuế VAT đối với dịch vụ viễn thông phổ cập. Tất cả các doanh nghiệp viễn thông thống nhất việc không tính thuế VAT đối với dịch vụ viễn thông phổ cập khi phát hành hoá đơn thu cước dịch vụ viễn thông theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với sản lượng dịch vụ viễn thông phổ cập phát sinh từ ngày 01/6/2007.

    - Phạm vi áp dụng: chỉ áp dụng không tính thuế VAT đối với:

    + Sản lượng dịch vụ viễn thông phổ cập cung ứng tại các điểm truy nhập viễn thông công cộng trong các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích (Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTTTT-BQP ngày 04/3/2008 hướng dẫn việc thiết lập, duy trì các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng tại các đơn vị quốc phòng phục vụ nhân dân khu vực biên giới).

    + Sản lượng dịch vụ viễn thông phổ cập cung ứng cho các chủ thuê bao là cá nhân, hộ gia đình trong các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

    Chú ý: Sản lượng dịch vụ viễn thông bắt buộc vẫn thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), do đó khi nhận kinh phí hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông bắt buộc, các doanh nghiệp phải tính và nộp thuế VAT theo quy định của Nhà nước. Trường hợp mức cước liên lạc nội hạt, nội tỉnh chưa bao gồm thuế VAT thì kinh phí hỗ trợ được tính bổ sung số thuế VAT phải nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật.

    - Việc thực hiện định mức hỗ trợ duy trì và phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích:

    + Định mức hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông duy trì mạng điện thoại cố định và Internet để cung ứng dịch vụ viễn thông công ích:

    . Duy trì mạng điện thoại cố định và Internet: xác định theo số thuê bao của doanh nghiệp thực tế duy trì hàng tháng (không bao gồm số máy nghiệp vụ của các doanh nghiệp).
    Giai đoạn 2005 - 2007: thuê bao sử dụng cả hai dịch vụ điện thoại cố định và truy nhập Internet trên cùng 1 đường dây thuê bao thì chỉ áp dụng một lần định mức và tính trợ cấp cho nhà cung ứng dịch vụ điện thoại cố định (QĐ 17); sử dụng 2 dịch vụ trên 2 đường dây thuê bao thì mỗi doanh nghiệp được tính 1 lần định mức.
    Giai đoạn 2008 - 2010: thuê bao sử dụng cả hai dịch vụ điện thoại cố định và truy nhập Internet trên cùng 1 đường dây thuê bao thì mỗi dịch vụ được áp dụng riêng định mức theo quy định (QĐ 40). Không áp dụng định mức đối với duy trì điện thoại cố định trả trước.

    . Duy trì hệ thống VSAT-IP.

    + Định mức hỗ trợ duy trì các Đài thông tin duyên hải sử dụng công nghệ vô tuyến HF chỉ áp dụng trong năm 2008 (QĐ40). Số đài được hỗ trợ duy trì theo kế hoạch của bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt.

    + Định mức hỗ trợ duy trì điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng tại các vùng được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích (không áp dụng đối với các trường hợp hợp đồng đại lý):

    . Điểm truy nhập điện thoại công cộng có người phục vụ.
    . Điểm truy nhập điện thoại công cộng không có người phục vụ.
    . Điểm truy nhập Internet công cộng.
    . Điểm truy nhập điện thoại và Internet kết hợp.

    + Định mức hỗ trợ cung ứng dịch vụ viễn thông bắt buộc:

    . Dịch vụ viễn thông bắt buộc được hỗ trợ bao gồm các dịch vụ 113, 114, 115, 116 phát sinh từ mạng điện thoại cố định gọi trong nội hạt, nội tỉnh.
    . Hỗ trợ trên phạm vi toàn quốc. Trường hợp mức cước liên lạc do cơ quan có thẩm quyền ban hành chưa bao gồm VAT thì định mức hỗ trợ được bổ sung vào thêm số thuế VAT phải nộp Nhà nước theo quy định của pháp luật.

    + Định mức hỗ trợ phát triển thuê bao mới và duy trì thuê bao điện thoại cố định, Internet của các cá nhân, hộ gia đình tại vùng được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích:
    . Hỗ trợ lắp đặt, hoà mạng thuê bao mới sử dụng điện thoại cố định, Internet.
    Giai đoạn 2005 - 2007: thuê bao sử dụng cả hai dịch vụ điện thoại cố định và truy nhập Internet trên cùng 1 đường dây thuê bao thì chỉ áp dụng một lần định mức và tính trợ cấp cho nhà cung ứng dịch vụ điện thoại cố định (QĐ 17); sử dụng 2 dịch vụ trên 2 đường dây thuê bao thì mỗi doanh nghiệp được tính 1 lần định mức.
    Giai đoạn 2008 - 2010: thuê bao sử dụng cả hai dịch vụ điện thoại cố định và truy nhập Internet trên cùng 1 đường dây thuê bao thì mỗi dịch vụ được áp dụng riêng định mức theo quy định (QĐ 40).

    . Duy trì thuê bao điện thoại cố định, Internet.
    . Hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho chủ thuê bao sử dụng dịch vụ.
    . Hỗ trợ máy thu phát sóng vô tuyến HF cho tàu cá (QĐ 40).
    . Hỗ trợ duy trì thông tin viễn thông dự báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên biển (QĐ 40).

    Chú ý: Đây là chính sách hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích cho các đối tượng lắp đặt, hoà mạng mới dịch vụ viễn thông tại các vùng được cung ứng dịch vụ viễn thông theo quy định. Nhà nước thanh toán khoản hỗ trợ theo định mức cho người sử dụng dịch vụ thông qua doanh nghiệp viễn thông, Internet. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách này của Nhà nước, không thông báo cho người sử dụng biết chính sách hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích mà biến đổi thành chính sách khuyến mại của doanh nghiệp.

    - Đối tượng được hỗ trợ duy trì và phát triển cung ứng dịch vụ viễn thông công ích.

    7.3. Hành vi vi phạm và hình thức xử lý

    - Cung ứng dịch vụ viễn thông công ích không đúng vùng, khu vực: khu vực 1, 2, 3. Một số xã trước đây thuộc xã được hưởng cung ứng dịch vụ viễn thông công ích, sau đó không thuộc diện được hưởng nữa nhưng doanh nghiệp vẫn hỗ trợ hoặc ngược lại…

    - Cung ứng dịch vụ viễn thông công ích không đúng đối tượng: cá nhân, hộ gia đình mới được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích.

    - Chi trả hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích không đúng định mức.

    - Tính thuế VAT cho cả đối tượng thuộc diện được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích phổ cập.

    Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11, Điều 16 Nghị định 142. Những vi phạm đáng chú ý:

    - Không thực hiện đóng, mở các hướng liên lạc viễn thông đường dài trong nước phục vụ công ích khi có quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

    - Sử dụng vốn được hỗ trợ để thực hiện chính sách dịch vụ viễn thông công ích sai quy định của Nhà nước.

    - Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ loại hình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    (Trích nguồn: Tài liệu tập huấn thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông năm 2008 - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông)
     
    Báo quản trị |