Trong trường hợp của anh thực hiện theo Thông tư liên tịch 01-TTLN năm 1988 hướng dẫn điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra do Bộ Nội vụ - Bộ Ngoại giao - Bộ Tư pháp - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành:
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
Các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người nước ngoài hoặc những phương tiện giao thông đường bộ của người nước ngoài gây ra tại Việt Nam đều phải được điều tra và xử lý chính xác, kịp thời, bảo đảm lợi ích Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân bị thiệt hại do việc vi phạm gây ra.
....
d.
Ngoài ra, những người mang quốc tịch Việt Nam điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ của nước ngoài, việc điều tra, xử lý các vi phạm luật lệ giao thông gây hậu quả nghiêm trọng của họ, áp dụng pháp luật Việt Nam. Riêng đối với các phương tiện nói ở điểm a khoản 2 phần I Thông tư này nếu do các công dân Việt Nam điều khiển thì việc điều tra, xử lý, phải được tiến hành sao cho không gây trở ngại quá đáng cho hoạt động của các cơ quan đại diện và các tổ chức quốc tế.
2. Các phương tiện giao thông đường bộ của nước ngoài nói trong Thông tư này gồm:
a. Các phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế, của cá nhân những người có thân phận ngoại giao (xe mang biển số NG) được hưởng quyền miễn trừ không bị khám xét, trưng dụng, bắt giũ, không bị áp dụng các biện pháp xử lý.
b. Các phương tiện giao thông đường bộ khác không mang biển số NG thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ, có thể bị khám xét, bắt giữ, xử lý như các phương tiện tương tự của Việt Nam, trừ trường hợp có thoả thuận riêng giữa Việt Nam và nước ngoài ".
Về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.