Vi bằng là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #491448 10/05/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Vi bằng là gì?

    Thừa phát lại là một lĩnh vực mới được tổ chức thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị định 61/2009/NĐ-CP. Trong đó, hoạt động lập vi bằng là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan thừa phát lại.

    Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định "Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."

    Điều 7 Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC quy định: "Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật." 

    Cụ thể và thực tế hơn, Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng  mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

    Giá trị pháp lý của vi bằng:

    • Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
    • Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

    Giá trị chứng cứ của vi bằng

    Trong thực tế, bạn có thể gặp trường hợp người khác nhờ bạn làm chứng cho một giao dịch hay một sự việc cụ thể (làm chứng cho di chúc miệng, làm chứng cho việc giao nhận tiền đặt cọc...). Khi phát sinh tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp mời bạn lên với tư cách người làm chứng. Bạn sẽ mô tả lại những việc mà bạn chứng kiến có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, lời chứng của bạn có là chính xác và đúng sự thật hay không thì cơ quan giải quyết tranh chấp cần đối chất, kiểm tra lại. 

    Còn Thừa phát lại khi lập vi bằng về hành vi, sự kiện thì có mô tả bằng văn bản, quay phim, chụp hình và ghi âm (nếu cần thiết) tại thời điểm lập vi bằng. Vi bằng đó phải được đăng ký tại Sở tư pháp trong vòng 3 ngày kể từ ngày lập. Chính những yếu tố đó là ưu điểm tăng chứng cho vi bằng và luật quy định bản thân vi bằng có giá trị chứng cứ.

    Có thể nói, vi bằng có giá trị chứng cứ cao hơn “người làm chứng”


    Hiện nay, có hai loại vi bằng cơ bản mà các Văn phòng Thừa phát lại lập đó là:

    • Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi
    • Vi bằng ghi nhận hiện trạng.

    Những sự kiện, hành vi được ghi nhận trong vi bằng phải được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến

     

     
    1662 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimhuyentr vì bài viết hữu ích
    iamaleo1985 (11/05/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận