Về xử lý kỷ luật sinh con thứ 3

Chủ đề   RSS   
  • #359285 27/11/2014

    Về xử lý kỷ luật sinh con thứ 3

    Gia đình tôi xinh con thứ 3. Cơ quan tôi xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách và sau đó lùi lại thời gian nâng lương 3 tháng và cắt chế độ phụ cấp theo lương mà không có mời tôi họp để xử lý kỷ luật. Vậy có đúng theo pháp luật hiện hành không

    Kính chào!

     

     
    11461 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #359294   27/11/2014

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3177)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần


    Chào bạn!

    Với câu hởi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

    Theo quy định tại Điều 123 BLLĐ 2012 quy định:  Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động

    1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

    a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

    b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

    c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

    d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

    2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

    3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

    4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

    a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

    b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

    c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;

    d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

    5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

    Như vậy theo quy định này công ty xử lý kỉ luật bạn mà không mời bạn đến tham dự phiên họp kỉ luật; áp dụng nhiều hình thức kỉ luật khiển trách; lùi lại thời gian nâng lương 3 tháng;cắt chế độ phụ cấp theo lương cho cùng một hành vi vi phạm là trái pháp luật lao động.

    Trân trọng!

    Để được tư vấn chi tiết xin liên hệ:

    CÔNG TY LUẬT TNHH VILOB NAM LONG chuyên:

    - Tư vấn doanh nghiệp

    - Tư vấn sở hữu trí tuệ

    - Tư vấn đầu tư

    Website: www.nllaw.vn

    Địa chỉ : Tầng 11, Tòa B, Vinaconex Building, Số 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội

    Điện thoại: 02432 060 333

    Hotline: 0914 66 86 85 hoặc 0989.888.227

    Email: namlonglaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #359424   27/11/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn .

    Để trao đổi với bạn được phù hợp, bạn có thể cung cấp thêm thông tin: bạn là công chức, viên chức hay người lao động. Bạn là người trong biên chế hay làm việc theo Hợp đồng lao động?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #478099   12/12/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn .

    Để trao đổi với bạn được phù hợp, bạn có thể cung cấp thêm thông tin: bạn là công chức, viên chức hay người lao động. Bạn là người trong biên chế hay làm việc theo Hợp đồng lao động?

     

    Cho em hỏi theo quy định của pháp luật hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức có được sinh con thứ ba không ạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #478128   12/12/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Theo quy định của pháp lệnh dân số hiện nay, cán bộ, công chức, viên chức, người dân đều không được sinh con thứ ba. Chỉ một số rất ít các trường hợp có lý do đặc biệt thì được sinh con thứ ba, nhưng không dành cho đại chúng.

    Vấn đề kỷ luật vì sinh con thứ ba là chuyện hoàn toàn khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #478153   13/12/2017

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba, hiện nay đảng viên sinh con thứ ba vẫn bị xử lý kỷ luật (chỉ ngoại ngừ một số trường hợp là không bị xử lý mà thôi). Vừa qua, Ban chấp hành trung ương cũng vừa ban hành quy định 102 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm nội dung này vẫn không có nhiều thay đổi.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #478174   13/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Do bạn chưa trình bày rõ ràng nên mình xin có một số ý kiến như sau:

    Trường hợp bạn sinh con thứ 3 là đã vi phạm Pháp lệnh  08/2008/PL-UBTVQH12:

    Điều 1. Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 như sau:

    “Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

    1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

    2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;

    3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.

    Theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực y tế thay thế cho Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em (hiện nay đã hết hiệu lực) đã không đề cập tới việc xử lý việc sinh con thứ 3. Điều này có nghĩa là pháp luật hiện tại không cấm việc sinh con thứ 3 đối với cán bộ, công nhân, viên chức.

    Tuy nhiên, pháp luật cũng không cấm việc nội quy, quy định của cơ quan có quyền ra các quy định xử lý đối với người sinh con thứ 3, hình thức xử lý cụ thể cho mỗi cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị đó. Vì vậy, nếu như trong cơ quan, đơn vị làm việc của bạn có quy định về hình thức xử phạt đối với người sinh con thứ 3 thì bạn phải chịu các hình thức xử lý nêu trên.

    Ngoài ra, nếu bạn là Đảng viên thì sẽ bị xử lý như sau:

    Theo Điều 27 Quy định 102-QĐ/TW có hịệu lực ngày 15/11/2017 có quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình:

    Điều 27. Vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

    1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

    a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.

    b) Khai báo hoặc xin xác nhận, giám định không trung thực về tình trạng sức khỏe của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

    2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

    3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

    Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

    Cập nhật bởi tieukhanh95 ngày 13/12/2017 10:36:57 SA
     
    Báo quản trị |