Về việc chuyển vụ án từ dân sự sang hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #249355 18/03/2013

    quangtuongnguyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Về việc chuyển vụ án từ dân sự sang hình sự

    Xin hỏi Luật sư và nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi...

    Khi nào thì một vụ án dân sự được chuyển sang thành vụ án hình sự, ví dụ như vụ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chẳng hạn?

    Cảm ơn Luật sư!

     
    32683 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #249397   19/03/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    quangtuongnguyen viết:

    Xin hỏi Luật sư và nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi...

    Khi nào thì một vụ án dân sự được chuyển sang thành vụ án hình sự, ví dụ như vụ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chẳng hạn?

    Cảm ơn Luật sư!

    Khi vụ án đó có dấu hiệu hình sự thì chuyển sang hình sự.

    Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là có dấu hiệu hình sự.

    Ví dụ: A vay tiền của B nói để làm ăn, hiện tại không có khả năng chi trả. Đây là 1 quan hệ dân sự, B có quyền kiện A ra tòa để đòi nợ. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra vụ án, xác định A vay tiền của B để dùng vào việc đánh bạc, dẫn tới mất khả năng chi trả. Trường hợp này xác định có dấu hiệu hình sự. Tùy từng dấu hiệu khác có thể xác định là lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    buigiabaoviet (19/03/2013)
  • #249412   19/03/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Trường hợp ví dụ của anhdv, có khi nào bị thêm tội đánh bạc nữa không

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #249518   19/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

    Trường hợp ví dụ của anhdv, có khi nào bị thêm tội đánh bạc nữa không

    Thân chào anh !

    Trường hợp này, người phạm tội chỉ bị truy cứu 1 trong 2 tội (lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc Tội đánh bạc) với hành vi mượn tiền sai mục đích.

    Nếu hành vi sử dụng tiền sau khi mượn được để đi đánh bạc, mà việc đánh bạc chưa cấu thành tội phạm theo quy định tại điều 248, mà người này mất khả năng chi trả cho người cho mượn tiền, nếu số tiền mượn đủ cấu thành tội phạm quy định tại điều 140 BLHS thì người này chỉ bị truy cứu TNHS về tội Lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Nếu hành vi mượn tiền nhằm mục đích đánh bạc, mà người này bị xử lý về tội đánh bạc thì người này chỉ bị truy cứu 1 tội Đánh bạc mà thôi. Hành vi gian dối mượn tiền là để có phương tiện thực hiện 1 tội khác (đánh bạc), tội đánh bạc đã hoàn thành và bị xử lý tội này thì không xử lý về tội Lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản nữa.

    Xin trao đổi thêm cùng anh.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (20/03/2013) tranhuong2093@gmail.com (10/09/2020)
  • #249538   20/03/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    KhacDuy25 viết:

     

    nguyenkhanhchinh viết:

     

    Trường hợp ví dụ của anhdv, có khi nào bị thêm tội đánh bạc nữa không

     

    Thân chào anh !

    Trường hợp này, người phạm tội chỉ bị truy cứu 1 trong 2 tội (lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc Tội đánh bạc) với hành vi mượn tiền sai mục đích.

    Nếu hành vi sử dụng tiền sau khi mượn được để đi đánh bạc, mà việc đánh bạc chưa cấu thành tội phạm theo quy định tại điều 248, mà người này mất khả năng chi trả cho người cho mượn tiền, nếu số tiền mượn đủ cấu thành tội phạm quy định tại điều 140 BLHS thì người này chỉ bị truy cứu TNHS về tội Lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Nếu hành vi mượn tiền nhằm mục đích đánh bạc, mà người này bị xử lý về tội đánh bạc thì người này chỉ bị truy cứu 1 tội Đánh bạc mà thôi. Hành vi gian dối mượn tiền là để có phương tiện thực hiện 1 tội khác (đánh bạc), tội đánh bạc đã hoàn thành và bị xử lý tội này thì không xử lý về tội Lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản nữa.

    Xin trao đổi thêm cùng anh.

    Trân trọng!

    Mình không đồng ý với KD về ý kiến này nhé. Bởi lẽ, hành vi mượn tiền dùng vào việc phi pháp làm mất khả năng chi trả , nếu đủ yếu tố khác để cấu thành tội thì vẫn bị truy cứu TNHS về hành vi đó. 

    Còn đối với hành vi sử dụng tiền vào mục đích phi pháp (ví dụ như đánh bạc, buôn ma túy...) thì nếu có chứng cứ chứng minh những hành vi phi pháp này thì người phạm tội có thể bị truy cứu thêm về tội khác nữa. 

    Rõ ràng, 2 hành vi "mượn tiền dùng vào mục đích đánh bạc làm mất khả năng chi trả" và hành vi "đánh bạc" là hai hành vi độc lập, khác nhau, và không thể thu hút vào nhau được.

    Tớ lấy ví dụ nhé:

    A vay B 10 triệu, nói là dùng để mua hàng về bán. Hẹn 10 ngày sau trả. Tuy nhiên, trên đường về nhà, A thấy có nhóm người đang đánh sóc đĩa, A liền vào đó cùng chơi. A Thua hết tiền nên đến hẹn không thể trả cho B.

    Trường hợp này, hành vi đánh bạc của A đã rõ, A có thể bị truy cứu TNHS về tội đánh bạc.

    Hành vi mượn tiền, nói dùng để mua hàng về bán,nhưng sau đó lại chuyển sang mục đích đánh bạc nên mất khả năng chi trả. Xét tính chất hành vi thì A cũng có thể bị truy cứu thêm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (20/03/2013) nguyenkhanhchinh (20/03/2013)
  • #250003   21/03/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    anhdv352 viết:

    Rõ ràng, 2 hành vi "mượn tiền dùng vào mục đích đánh bạc làm mất khả năng chi trả" và hành vi "đánh bạc" là hai hành vi độc lập, khác nhau, và không thể thu hút vào nhau được.

    Thân chào VA!

    KD không đồng quan điểm với VA, bởi lẽ:

    Hai hành vi "mượn tiền dùng vào mục đích đánh bạc làm mất khả năng chi trả" và hành vi "đánh bạc" là hai hành vi độc lập, khác nhau, nhưng nó có liên quan chặc lẽ với nhau. Để thực hiện được hành vi đánh bạc, thì buộc đối tượng phải dùng thủ đoạn để mượn tiền (mất khả năng chi trả) để làm phương tiện thực hiện hành vi đánh bạc. Hai hành vi này có mối qua hệ chặt chẽ với nhau. Trong trường hợp này thì Chỉ khi nào thực hiện được hành vi lạm dụng dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì mới có phương tiện, điều kiện để thực hiện hành vi đánh bạc.

    Nói cho cùng, thì trong trường hợp trên hai hành vi có liên quan mật thiết với nhau. Hành vi này sẽ là tiền đề để thực hiện hành vi khác. Như vậy chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội là đánh bạc.

    Rất vui được trao đổi thêm với AV.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    buigiabaoviet (21/03/2013) lnt_partners (20/05/2020)
  • #250078   22/03/2013

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    KhacDuy25 viết:

     

    anhdv352 viết:

     

    Rõ ràng, 2 hành vi "mượn tiền dùng vào mục đích đánh bạc làm mất khả năng chi trả" và hành vi "đánh bạc" là hai hành vi độc lập, khác nhau, và không thể thu hút vào nhau được.

     

     

    Thân chào VA!

    KD không đồng quan điểm với VA, bởi lẽ:

    Hai hành vi "mượn tiền dùng vào mục đích đánh bạc làm mất khả năng chi trả" và hành vi "đánh bạc" là hai hành vi độc lập, khác nhau, nhưng nó có liên quan chặc lẽ với nhau. Để thực hiện được hành vi đánh bạc, thì buộc đối tượng phải dùng thủ đoạn để mượn tiền (mất khả năng chi trả) để làm phương tiện thực hiện hành vi đánh bạc. Hai hành vi này có mối qua hệ chặt chẽ với nhau. Trong trường hợp này thì Chỉ khi nào thực hiện được hành vi lạm dụng dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì mới có phương tiện, điều kiện để thực hiện hành vi đánh bạc.

    Nói cho cùng, thì trong trường hợp trên hai hành vi có liên quan mật thiết với nhau. Hành vi này sẽ là tiền đề để thực hiện hành vi khác. Như vậy chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội là đánh bạc.

    Rất vui được trao đổi thêm với AV.

    Chào KD

    KD nói: "đối tượng buộc phải dùng thủ đoan để mượn tiền (mất khả năng chi trả) để làm phương tiện thực hiện hành vi đánh bạc". VA ko hiểu ý mà KD nói trong phần mà mình đã gạch chân. Ví dụ mình đưa ra là mục đích ban đầu người đó là mượn tiền làm ăn, sau đó mới phát sinh hành vi đánh bạc. Chứ nếu mà có ý định mượn tiền đi đánh bạc mà nói là mượn tiền làm ăn để người kia cho mượn thì hành vi mượn tiền đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt chứ không còn là hành vi lạm dụng tín nhiệm đâu.

    Đúng như KD nói, hành vi này là tiền đề để thực hiện hành vi kia. Tuy nhiên, không có nghĩa là nó có thể thu hút vào 1 tội danh. Vì hành vi mượn tiền rồi dùng vào việc phi pháp (đánh bạc) khôn phải là hành vi cấu thành tội đánh bạc. Ngược lại, hành vi đánh bạc không phải là dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản.

    Đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như VD mình nói. Các dấu hiệu cấu thành tội phạm này bao gồm:

    Chủ thể: người đủ NLTNHS

    mặt chủ quan: lỗi cố ý

    Khách thể: quan hệ sở hữu bị xâm phạm

    Mặt khách quan: Hành vi mượn tiền sử dụng vào mục đích bất hợp pháp (đánh bạc) dẫn tới mất khả năng chi trả.

                                   Đối tượng tác động: giá trị tài sản từ 4 triệu đồng trở lên.

    Như vậy, trong trường hợp ví dụ của mình thì A đã đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản.

    Đối với hành vi đánh bạc trong ví dụ mình đề cập tới. Các dấu hiệu CTTP này bao gồm:

    Chủ thể: đủ NLTNHS

    MCQ: lỗi cố ý

    Khách thể: Xâm hại trật tự công công

    Mặt khách quan: Hành vi đánh bạc được thua bằng tiền.

                                   Tiền mà A dùng để đánh bạc có giá trị lớn (10 triệu).

    Như vậy, A đủ yếu tối cấu thành tội đánh bạc.

     

    KD xem, với ví dụ mình đưa ra và phân tích CTTP như trên, 2 hành vi trên, hành vi nào bị thu hút vào tội nào. Hoàn toàn không hề có. 

    Trong CTTP tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như trong ví dụ mình nêu, cái mà tiên quyết trong việc định tội là "mục đích bất hợp pháp (cụ thể là Mục đích đánh bạc chứ không phải hành vi đánh bạc)" của người phạm tội.

    Trong CTTP tội đánh bạc chỉ có là sử dụng công cụ, phương tiện là Tiền để thực hiện hành vi đánh bạc. Chứ không hề nói tới hành vi mượn tiền. Trong tội đánh bạc, tôi không cần biết nguồn gốc tiền của người đánh bạc ở đâu ra, chỉ cần xác định a dùng tiền để đánh bạc dưới hình thức được thua bằng tiền. Thế là đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc rồi.

     

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #486746   11/03/2018

    Chuyển án Dân sự sang hình sự

    A vay b, nhưng trong hợp đồng cho vay không có thời hạn phải trả, thì làm thế nào ạ
     
    Báo quản trị |  
  • #486929   13/03/2018

    LuatsuKyDuong
    LuatsuKyDuong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2018
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Luật sư Phạm Kỳ Dương trả lời bạn như sau:

    1. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì vụ án sẽ được chuyển sang cơ quan điều tra, nếu có quyết định khởi tố vụ án thì vụ án sẽ chuyển sang hình sự.

    2. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 175 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:


    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Cụ thể khi A vay tiền của B bằng hợp đồng vay thì đây là thỏa thuận dân sự, sau khi vay được tài sản của B mà A có thủ đoạn gian dối, bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp thì hành vi của A đã cấu thành tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và đây là vụ án hình sự. 

    ----------------------------------------------

    Thanks & Best regards
    ********************************
    Mr. Duong Pham - lawyer
    Cell phone: (+84) 0986506668

    E-mail: LuatsuKyDuong@gmail.com

    ********************************

     

     
    Báo quản trị |  
  • #487191   15/03/2018

    hutuzu
    hutuzu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    LuatsuKyDuong viết:

    Luật sư Phạm Kỳ Dương trả lời bạn như sau:

    1. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì vụ án sẽ được chuyển sang cơ quan điều tra, nếu có quyết định khởi tố vụ án thì vụ án sẽ chuyển sang hình sự.

    2. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 175 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:


    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Cụ thể khi A vay tiền của B bằng hợp đồng vay thì đây là thỏa thuận dân sự, sau khi vay được tài sản của B mà A có thủ đoạn gian dối, bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp thì hành vi của A đã cấu thành tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và đây là vụ án hình sự. 

    ----------------------------------------------

    Thanks & Best regards
    ********************************
    Mr. Duong Pham - lawyer
    Cell phone: (+84) 0986506668

    E-mail: LuatsuKyDuong@gmail.com

    ********************************

     

     

    Dear a Dương,

    Trong trường hợp là sau khi ký hợp đồng đặt cọc, không muốn thực hiện hợp đồng nữa, và cũng không trả lại tiền cọc (tìm cách kéo dài, vì theo thỏa thuận nếu không thực hiện hợp đồng thì chịu phạt cọc gấp 3, do vậy, cứ đề nghị là chỉ trả cọc thôi và chắc chắn bên kia không đồng ý để kéo dài thời gian không trả tiền cọc), vậy liệu có thể bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm tại Điều 175 được không ạ?

    Em cảm ơn,

     
    Báo quản trị |  
  • #487221   15/03/2018

    Theo mình, trường hợp này muốn chuyển hình sự thì phải làm rõ được thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm lấy khoản cọc đó là có hay không? Nếu chỉ chậm trả thì nó chỉ là dân sự và bạn muốn lấy lại khoản cọc phải khởi kiện dân sự.

     
    Báo quản trị |