Chào bạn,
Sau khi đã đọc bài toán của bạn mình đã hiểu và có ý kiến như sau về việc phân định di sản.
Với những thông tin trên thì mình thấy rằng không có giả định "không có tranh chấp và tính hợp pháp của di chúc" do đó chưa đủ căn cứ là di sản trên là tài sản riêng của X hay là tài sản chung của X và A trong thời gian chung sống và tính hợp pháp.
Nên phải giả định là:
1. Tài sản được nêu trong di chúc là tài sản riêng của X và di chúc hợp pháp, như vậy việc phân chia trong 2 trường hợp như sau:
- 1.1: Do nội dung di chúc chỉ nêu việc chia di sản là "cho từng người", nên dù cả 3 thỏa thuận được hoặc có tranh chấp - phải giải quyết tại tòa thì: phần 80 triệu (tiền thờ cúng) sẽ không tính vào di sản dùng để phân chia, còn lại 100 triệu vẫn sẽ chia cho 3 người và mỗi người là 33,333 triệu.
- 1.2: Do nội dung không giải quyết việc phân định thừa kế nên:
+ Nếu không có tranh chấp thì di sản sẽ do A (người vợ) quản lý (đây là khả năng cao thường xảy ra)
+ Nếu có tranh chấp thì ngoài 80 triệu thì vẫn chia 3, mỗi người 33,333 triệu, nếu B, C chưa đủ 15 tuổi thì tiền này sẽ do A quản lý dùm, nếu đủ thì B, C tự quản lý.
2. Tài sản trong di chúc là tài sản chung, X và A chưa có thỏa thuận phân chia di sản chung, đồng thời như vậy di chúc đã vô hiệu một phần hoặc toàn bộ (phải tính xem các nội dung còn lại trong di chúc có bị ảnh hưởng hay không).
Tài sản trong di chúc là tài sản chung do đó nếu có tranh chấp thì trước hết phải giải quyết việc những tài sản nào là tài sản riêng của X --> do di chúc vô hiệu 1 phần (phần di sản không phải của X) nên tòa có thể vẫn tôn trọng ý nguyện của X và không tính 80 triệu vào phần di sản còn lại dùng để phân chia theo pháp luật.
Xin lỗi bạn, vì đáng ra phải viết rõ ràng và cụ thể hơn đối với các tình tiết giả định đã nêu và còn các giả định khác chưa nêu nhưng do lời văn và khả năng trình bày của mình có hạn chế, nên mới chỉ có thể hỗ trợ bạn tới đây.
Trân trọng và Cảm ơn.