Vay tín chấp là gì?
Hiện tại, việc vay tín chấp đang trở nên phổ biến, thường vay qua ngân hàng hoặc công ty tài chính và được quy định trong Điều 344, Điều 345 của Bộ luật Dân sự 2015. Đây là hình thức vay vốn không cần thế chấp hay cầm cố tài sản mà dựa trên vào uy tín của cá nhân, công ty hay doanh nghiệp, đồng thời phải đủ một số điều kiện như: từ 20 tuổi trở lên, không có nợ xấu, đã có cic (lịch sử tín dụng), thu nhập, mục đích vay... tùy thuộc vào đơn vị vay mà có những điều kiện cụ thể. Dựa vào đây đơn vị vay sẽ tính ra khách hàng có được vay hay không, hạn mức bao nhiêu, khả năng chi trả,...
Trên thị trường cũng đa dạng các hình thức vay tín chấp, hồ sơ đơn giản như: vay tín chấp theo lương, vay tín chấp bằng hóa đơn điện nước, vay tín chấp bằng sổ bảo hiểm nhân thọ,...
Ví dụ trường hợp vay tín chấp theo lương của Shinhan Bank:
Về điều kiện: lương chuyển khoản qua ngân hàng trên 6 triệu/tháng và sao kê lương 03 tháng gần nhất tại ngân hàng, BHXH và đang đóng, CMDN (Hộ khẩu)/CCCD có chip, hợp đồng lao động hoặc hình thức xác nhận khác theo quy định, không nợ xấu.
Hạn mức vay:
-
Dựa vào lương và lịch sử tín dụng, khoản vay được nhân lên với 3 mốc: 10, 14, và tối đa 18 lần lương
-
Lãi suất từ 12.8% - 19%/năm, lãi suất giảm dần theo dư nợ gốc. Đặc biệt giảm thêm 0,2% - 1%, đối với khách hàng đã có thẻ Shinhan Bank, nhân viên của các ngân hàng, giáo viên cấp 1, 2, 3.
-
Hạn mức vay: từ 25 triệu – 900 triệu
-
Kỳ hạn vay 12 – 60 tháng
Khách xét điều kiện vay được 300 triệu trong vòng 5 năm với lãi suất 15% thì mỗi tháng khách trả 7.136.979 và giảm dần theo dư nợ gốc.
Vay tín chấp ở ngân hàng sẽ có lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản, minh bạch và tránh được rủi ro hơn. Bên cạnh đó tại Điều 15 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP quy định việc vi phạm về cấp tín dụng theo đó các cá nhân, tổ chức có hành vi tại Điều này thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị truy tố theo hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm.