Vay ngân hàng không thể trả được có bị truy tố trách nhiệm hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #538550 08/02/2020

    Huyentrang0910

    Sơ sinh

    Bình Phước, Việt Nam
    Tham gia:08/02/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vay ngân hàng không thể trả được có bị truy tố trách nhiệm hình sự

    Chào luật sư :

    Tôi tên trang, muốn hỏi về vấn đề sau.

    Vào năm 2018 tôi có vay một khoản tiền của ngân hàng MB ( ngân hàng quân đội) là 30 triệu đồng,thời hạn trả là 3 năm 1 tháng 1tr631 .cả lời và lãi lãi tổng gần 50tr. Tôi đã trả dc hơn 2 năm nhưng bây giờ điều kiện của tôi không đủ để trả nữa. Thì vậy tôi có bị truy tố trách nhiệm hay gì k ạ.vì số tiền tôi trả gần 2 năm qua thì ngân hàng cũng đã lấy lại được vốn rồi

     
    1281 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Huyentrang0910 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/02/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #538649   11/02/2020

    Căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản và Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vay.

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Căn cứ vào các quy định trên của pháp luật, thì bạn có nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi( nếu có thỏa thuận) cho ngân hàng. Trường hợp quá thời hạn vay mà bạn không chịu trả, thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan công an hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết thủ tục tố tụng yêu cầu bạn trả lại số tiền vay. Trường hơp bạn không có đủ tài sản để đảm bảo khoản vay này, thì cơ quan tòa án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản, phong tỏa, đấu giá tài sản... của bạn để đảm bảo khoản vay của ngân hàng.

    Tuy nhiên, trường hợp bạn chưa có khả năng để chi trả cho ngân hàng do đang gặp khó khăn, bạn có thương lượng với ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ và không thực hiện việc bỏ trốn thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.

     

     
    Báo quản trị |