Vật chứng là ngà voi, sừng tê giác trong vụ án hình sự sẽ được xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #607842 29/12/2023

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Vật chứng là ngà voi, sừng tê giác trong vụ án hình sự sẽ được xử lý thế nào?

    Không ít vụ án hình sự xử lý các trường hợp săn bắt động vật hoang dã trái phép như voi, tê giác để lấy ngà, lấy sừng để buôn bán các sản phẩm này. Đây là hành vi bị nghiêm cấm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngà voi, sừng tê giác sẽ trở thành vật chứng trong vụ án. Vậy vật chứng này sẽ có hướng xử lý thế nào?

    1. Vật chứng là ngà voi, sừng tê giác trong vụ án hình sự sẽ được xử lý thế nào?

    Việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự được quy định tại khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể:

    Vật chứng được xử lý như sau:

    - Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;

    - Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;

    - Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

    Theo Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì ngà voi và sừng tê giác được xem là sản phẩm của động vật hoang dã, cụ thể:

    “Sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (ví dụ: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...); động vật thủy sản đã qua sơ chế, chế biến ở dạng nguyên con; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm đã qua chế biến (ví dụ: cao nấu từ xương động vật hoang dã; túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật hoang dã).”

    Việc xử lý vật chứng là ngà voi, sừng tê giác được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP như sau:

    Việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc sản phẩm của chúng được thực hiện như sau:

    + Vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

    + Vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy hoặc giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

    + Vật chứng khác không thuộc hai trường hợp nêu trên thì tịch thu hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, vật chứng là sản phẩm động vật hoang dã như là ngà voi, sừng tê giác thì sẽ tùy trường hợp mà sẽ bị tịch thu, tiêu hủy hoặc cũng có thể được giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

    vat-chung-nga-voi-sung-te-giac

    2. Việc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

    Việc xử lý vật chứng tùy giai đoạn xét xử vụ án hình sự mà sẽ:

    + Do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra;

    + Do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố;

    + Do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử;

    + Do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

     
    457 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận