Khoản 9 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
=> Như vậy, việc việc tự ý vào nhà, vườn người khác khi không được đồng ý được xem là hành vi xâm phạm chỗ ở người khác. Tùy trường hợp mà hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS.
Xử phạt hành chính:
Hiện nay không có quy định cụ thể về hành vi xâm phạm chỗ ở người khác sẽ bị phạt hành chính, theo đó hành vi xâm phạm chỗ ở có thể bị xử phạt từ 2 đến 3 triệu đồng theo Khoản 4h Điều 13 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, trường hợp xâm phạm trái phép chỗ ở để gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì có thể bị xử phạt theo Điều 15 Nghị định này.
Xử lý Hình sự: Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 , sửa đổi 2017 quy định:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”