Văn phòng luật sư được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #608159 15/01/2024

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Văn phòng luật sư được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào?

    Văn phòng luật sư là một loại hình công ty đặc biệt hoạt động dịch vụ pháp lý, vậy văn phòng luật sư được thành lập dưới loại hình doanh nghiệp nào? Thủ tục thay thành lập văn phòng luật sư được quy định ra sao?
     
     
    1. Văn phòng luật sư là gì? Văn phòng luật sư được thành lập ra sao?
     
    Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân theo Điều 33 Luật Luật sư 2006.
     
    Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.
     
    Ngoài ra, tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 thì các tổ chức hành nghề luật sư được thành theo 2 loại bao gồm:
     
    - Văn phòng luật sư;
     
    - Công ty luật.
     
    Lưu ý, một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên. 
     
    Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
     
    Từ quy định trên, cho ta thấy văn phòng luật sư sẽ có quy mô nhỏ hơn công ty luật và mỗi luật sư chỉ được thành lập một văn phòng dưới dạng doanh nghiệp tư nhân tự chủ tài chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
     
    2. Quy trình đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư
     
    Căn cứ Điều 35 Luật Luật sư 2006 đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định như sau:
     
    - Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
     
    - Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
     
    + Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
     
    + Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
     
    + Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
     
    + Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
     
    - Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
     
    - Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
     
    Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
     
    3. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư
     
    - Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ sở.
     
    - Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cầu Sở Tư pháp cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động; cấp bản sao Giấy đăng ký hoạt động, chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký hoạt động hoặc trích lục nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
     
    - Sở Tư pháp có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về nội dung đăng ký hoạt động theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
     
    4. Có cần phải công bố nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư?
     
    Văn phòng luật sư có phải công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
     
    - Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:
     
    + Tên tổ chức hành nghề luật sư;
     
    + Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;
     
    + Lĩnh vực hành nghề;
     
    + Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;
     
    + Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.
     
    - Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định nêu trên.
     
    (Theo Điều 38 Luật Luật sư 2006)
     
    399 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (06/03/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận