Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #604547 04/08/2023

    Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

    Để người dân hiểu rõ hơn về Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia, một câu hỏi đặt ra là Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.

    Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có chức năng gì?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1090/QĐ-BTNMT năm 2023, có quy định về vị trí và chức năng như sau:

    Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia (sau đây gọi là Văn phòng EPR) là tổ chức giúp Hội đồng EPR quốc gia trong việc tổ chức quản lý, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

    van-phong-giup-viec

    Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet) 

    Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?

    Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 1090/QĐ-BTNMT năm 2023, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

    - Tham mưu, đề xuất Hội đồng EPR quốc gia tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

    - Giúp Hội đồng EPR quốc gia tổ chức xây dựng tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì và hoạt động xử lý chất thải để Hội đồng EPR quốc gia đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt và công bố công khai theo quy định của pháp luật.

    - Giúp Hội đồng EPR quốc gia hướng dẫn, rà soát, tổng hợp các đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì và hoạt động xử lý chất thải của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật để Hội đồng EPR quốc gia thẩm định, biểu quyết thông qua trước khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt.

    - Giúp Hội đồng EPR quốc gia xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì và xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu và các quy chế, quy định, văn bản khác trình Hội đồng EPR quốc gia xem xét, thông qua trước khi trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, ban hành.

    - Chuẩn bị nội dung, hồ sơ, tài liệu phục vụ các phiên họp của Hội đồng EPR quốc gia; các vấn đề xin ý kiến, biểu quyết của Hội đồng EPR quốc gia; tổng hợp kết quả các phiên họp và các vấn đề cần xin ý kiến biểu quyết trình Chủ tịch Hội đồng EPR quốc gia.

    - Thực hiện nhiệm vụ đầu mối, giúp Hội đồng EPR quốc gia xây dựng, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng.

    - Thực hiện công việc hành chính, tổng hợp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và tổ chức các hoạt động của Hội đồng, Đoàn công tác của Hội đồng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    - Quản lý hồ sơ, tài liệu, tài chính, tài sản, công chức, viên chức, người lao động thuộc Văn phòng EPR theo quy định của pháp luật.

    - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng EPR quốc gia và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Công chức viên chức Văn phòng giúp việc Hội đồng EPR quốc gia làm việc theo chế độ nào?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Quyết định 1090/QĐ-BTNMT năm 2023, có quy định về cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc như sau:

    Công chức, viên chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định hiện hành; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn, được hưởng lương và các chế độ khác theo quy định.

     
    484 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận