Vấn đề về quan hệ pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #509558 06/12/2018

    Kunkieu

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề về quan hệ pháp luật

    Đặc điểm của quan hệ pháp luật? Các thành phần của quan hệ pháp luật? Phân loại của quan hệ pháp luật? Mọi người giúp tui với.

     
    3484 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509647   08/12/2018

    Theo những gì mình được học thì Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia mang những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

    - Các đặc điểm của Quan Hệ Pháp Luật gồm:

    +   Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

    +   Quan hệ pháp luật mang tính ý chí. Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.

    +   Các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.

    +   Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế. Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện pháp đó không có hiệu quả khi áp dụng, thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.

     

    +   Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể. Bởi vì quan hệ pháp luật xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

    - Phân loại quan hệ pháp luật:

    Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi tiêu chí có những quan hệ pháp luật nhất định.

    +   Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh có quan hệ pháp luật được chia theo các nghành luật, đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật lao động…

    +   Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tương đối (các bên chủ thể tham gia quan hệ đều được xác định) và quan hệ pháp luật tuyệt đối (chỉ xác định bên chủ thể mang quyền, còn bên chủ thể mang nghĩa vụ là bất cứ chủ thể nào).

    Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật chủ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng hành động tích cực, hợp pháp) và quan hệ pháp luật thụ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng việc kiềm chế không thực hiện một số việc làm nhất định).

    Căn cứ vào cách thức tác động đến chủ thể tham gia: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật điều chỉnh (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh) và quan hệ pháp luật bảo vệ (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật bảo vệ).

     

     
    Báo quản trị |