Vấn đề trách nhiệm của những người, cơ quan ban hành văn bản trái luật???

Chủ đề   RSS   
  • #161440 17/01/2012

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Vấn đề trách nhiệm của những người, cơ quan ban hành văn bản trái luật???

     

    Chào các Luật sư và các bạn!
        Theo thông tin trong bài " Luật pháp biến dạng" được đăng trên báo thanh niên số ra ngày 17/1/2012 thì báo cáo của các cơ quan chức năng của nhà nước phát hiện ra rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật bị trái luật. Cụ thể: Trong quá trình tự rà soát của các tỉnh, thành phố thì phát hiện có 3.100/26.000 văn bản sai Bộ Tư pháp kiểm tra hơn 35.800 văn bản thì phát hiện hơn 4.300 văn bản trái luật. Có nhiều dạng thức sai luật, sai về thể thức văn bản, sai về kỹ thuật trình bày, sai về thẩm quyền nhưng lỗi nặng nhất là sai về nội dung.
        Chúng ta đều biết rằng nếu ban hành văn bản trái luật thì xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức chịu sự điều chỉnh của văn bản. Những văn bản đó có thể sẽ bị đình chỉ thi hành, bị hủy bỏ theo quy định của Luật ban hành văn bản. 
        Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn bàn đến ở đây là trách nhiệm của người/ cơ quan ban hành văn bản. Các văn bản trái luật dù cách này hay cách khác đều dẫn đến sự thiệt hại nhất định cho người dân và các tổ chức. Vậy trách nhiệm của cá nhân/ cơ quan ban hành văn bản như thế nào khi ban hành những văn bản đó. Tôi cho rằng, ở điểm này, Luật pháp chúng ta cũng nên có chế tài nào đó để xử lý đối với những người ban hành văn bản trái luật như vậy mới công bằng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan khi ban hành văn bản. 
        Mong các bạn cho ý kiến trao đổi!
        

    CV

     
    7343 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    ngngvoc (01/02/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #161513   18/01/2012

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    Luật pháp quy định chế tài xử lý đối vói những người ban hành văn bản trái pháp luật cũng tương tự như trường hợp các thẩm phán xử án oan, sai gây thiệt hại cho người tham gia tố tụng. Đã có bao nhiêu thẩm phán xử án oan, sai hoặc kéo dài thời gian xét xử bị xử lý, chế tài đúng theo quy định của pháp luật? 
    Theo tôi cốt lõi của vấn đề là đạo đức của người cán bộ. Trước khi họ xử lý bất kỳ công việc gì thí dụ như ban hành văn bản, quyết định bản án, họ nên đặt mình vào đối tượng của công việc họ đang làm, cân nhắc, lường trước càng nhiều càng tốt các hệ quả sẽ xảy ra khi họ ban hành văn bản, quyết định, bản án ... v.v... thì sẽ tránh được thiếu sót và hậu quả cho các đối tượng phải thi hành các "sản phẩm" do người cán bộ lập ra. 
    #edf5f6;">Đặt vấn đề trách nhiệm của người/ cơ quan ban hành văn bản (quyết định, bản án ...) xem ra hơi khó, khi chủ nghĩa "mackeno" còn tồn tại và cán bộ thường tỏ ra "vô cảm" với 2 từ "trách nhiệm".
    Tôi có gặp 1 trường hợp bồi thường đền bù giải tỏa đất với giá bèo: hơn 30 triệu đồng cho một lô đất hơn 200 mét vuông ở quận 12. Khiếu nại tới lui từ năm 2009 đến nay vẫn chưa xong, phủ bênh phủ, huyện bên huyện. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng quyết định của UBND quận 12 là đúng. Giả định trường hợp này rơi vào thân nhân của các quan chức thì họ (UBND quận 12, hoặc ông Chủ tịch UBND Thành phố đã ký quyết định giải quyết khiếu nại) có chấp nhận giá bồi thường hơn 30 triệu cho lô đất trên 200 mét vuông ở khu dân cư (vốn là đất nộng nghiệp) trước đây?
    Vụ việc chỉ mới vừa được Tòa án nhân dân quận 12 thụ lý xét xử vụ án hành chính.
    Như vậy, theo tôi bàn về trách nhiệm của cá nhân/ cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật xem ra hơi khó, trừ phi một số các thành viên diễn đàn này bỗng dưng trở thành cán bộ có chức có quyền.
    Tuy vậy, đến thời điểm đó, nhân tâm của các thành viên "quan chức" e rằng cũng sẽ có sự biến đổi ít nhiều, việc đặt ra vấn đề trách nhiệm này cũng sẽ ...  
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn DealingHonestly vì bài viết hữu ích
    chaulevan (19/01/2012) ngngvoc (01/02/2012)
  • #161524   18/01/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào chaulevan và Bác DealingHonestly!

    Về thực tiễn thì không rõ đã có cá nhân, cơ quan nào bị xử lý trách nhiệm do ban hành văn bản trái pháp luật hay chưa. Nhưng về khía cạnh pháp luật thì cũng đã có quy định chế tài xử lý rồi đó chứ.

    Cụ thể việc giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Chương 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có quy định chung về việc xác định trách nhiệm của cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản sai trái và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 34 Nghị định số40/2010/NĐ-CP: 

    Điều 34. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật

    1. Việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành, tham mưu ban hành văn bản đó.

    2. Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:

    a) Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;

    b) Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.

    Thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;  

    c) Trường hợp cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    3. Cơ quan, người ban hành văn bản khi nhận được thông báo, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản mà không thực hiện việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật hoặc không thực hiện thông báo kết quả xử lý theo quy định thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể các quy định tại Điều này.

    Tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số20/2010/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 40 nói trên cũng có quy định:

    Điều 9. Quy trình thực hiện việc kiểm tra văn bản theo thẩm quyền

    5. Khi phát hiện nội dung của văn bản được kiểm tra có dấu hiệu trái pháp luật, người kiểm tra văn bản phải báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý thông qua "Phiếu kiểm tra văn bản" theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này (mẫu số 01).

    Tùy theo mức độ, nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra, và hậu quả của nội dung trái pháp luật gây ra đối với xã hội và trên cơ sở tính chất, mức độ lỗi của cơ quan, người đã ban hành văn bản, người kiểm tra văn bản có thể đề xuất:

    a) Xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật với các hình thức: đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản. Trường hợp văn bản được kiểm tra chỉ sai về căn cứ pháp lý được viện dẫn, thể thức, kỹ thuật trình bày còn nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật thì thực hiện việc đính chính đối với những sai sót đó.

    b) Xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đã ban hành văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật về trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người kiểm tra văn bản cũng đề xuất việc xem xét, xử lý trách nhiệm nói trên đối với cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật trong trường hợp người đó có lỗi.


    Trân trọng!


    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 18/01/2012 08:29:02 SA

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ngngvoc (01/02/2012) DealingHonestly (18/01/2012) chaulevan (19/01/2012) KhacDuy25 (18/01/2012)
  • #161629   18/01/2012

    DealingHonestly
    DealingHonestly
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2008
    Tổng số bài viết (320)
    Số điểm: 1873
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 50 lần


    BachThanhDC viết:
    Chào chaulevan và Bác DealingHonestly!

    Về thực tiễn thì không rõ đã có cá nhân, cơ quan nào bị xử lý trách nhiệm do ban hành văn bản trái pháp luật hay chưa. Nhưng về khía cạnh pháp luật thì cũng đã có quy định chế tài xử lý rồi đó chứ.



    Bác BachThanhDC đã phản hồi thông tin về việc xử lý trách nhiệm để chaulevan và kể cả DH rõ rồi đấy. Luật thì đã có, còn xử lý thế nào thì ... đón xem hồi sao sẽ rõ. Trong khi chờ đợi thì ... các quan cứ tiếp tục soạn thảo ban hành văn bản (hoặc quyết định bản án) trái pháp luật rồi ra sao thì ra. Bác nào xui thì bị thổi còi, bị phạt, còn tốt số thì chẳng sao, chỉ có dân là lãnh đủ.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn DealingHonestly vì bài viết hữu ích
    ngngvoc (01/02/2012) chaulevan (19/01/2012) BachThanhDC (18/01/2012)
  • #161637   18/01/2012

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Xem một số bộ phim thấy cảnh một người cầm dao tay phải chặt đứt cánh tay trái của mình, càng không nhiều bộ phim có cảnh dùng tay tự móc mắt mình.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    ngngvoc (01/02/2012) chaulevan (19/01/2012) chienthangbk (20/01/2012)
  • #162457   01/02/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,

        Theo bài viết của BachThanhDC, chúng ta thấy rằng luật pháp Việt Nam đã đưa ra các quy định làm căn cứ pháp lý để xử lý văn bản trái luật, xử lý hành chính hoặc hình sự đối với cá nhân hoặc cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với pháp luật. Tuy nhiên, theo tôi các quy định để xử lý đối với cá nhân hoặc cơ quan ban hành văn bản nhằm nâng cao trách nhiệm của họ trong việc ban hành văn bản có vẻ không khả thi lắm vì các lý do sau:
       Khoản 1 - Điều 34 của Nghị định 40/2010/NĐ - CP nói rằng việc xem xét, xử lý trách nhiệm của người ban hành, cơ quan ban hành văn bản phải căn cứ vào nội dung, tính chất mức độ trái pháp luật của văn bản, căn cứ vào hậu quả của nội dung trái pháp luật được gây ra đối với xã hội và căn cứ vào mức độ lỗi của cá nhân hoặc cơ quan ban hành văn bản. Nếu xét trên cơ sở các căn cứ này thì hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định hoặc hướng dẫn cụ thể để áp dụng các căn cứ nói trên. Ví dụ, người ta không thể xác định được trái pháp luật ra sao, gây hậu quả ở mức độ nào hoặc lỗi cố ý, vô ý của cá nhân, của cơ quan ban hành văn bản như thế nào để xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự. Điều này dẫn đến hậu quả là không thể xử lý được hoặc nếu có xử lý thì việc xử lý cũng sẽ tùy tiện, theo ý chí chủ quan của cơ quan có thẩm quyền xử lý.
        Thân mến!

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    ngngvoc (01/02/2012)
  • #162461   01/02/2012

    ngngvoc
    ngngvoc

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 4 lần


    Chào các bác! Về "câu chuyê%3ḅn" trên có lẽ phải "1001 năm".Theo tôi phải xem xét những vấn đề sau :
    1. Công tác kiểm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luâ%3ḅt khi tham mưu các cấp thẩm quyền ban hành tránh bất câ%3ḅp,chồng chéo thâ%3ḅm chí còn trái ngược nhau nhưng hiê%3ḅu lực vẫn đồng hành; đồng thời tránh "cát cứ" của các Bô%3ḅ, Ngành khi tham mưu, ban hành các văn bản pháp quy thuô%3ḅc thẩm quyền của mình. Nếu Nghị định ban hành thì các Bô%3ḅ, Ngành liên quan cần có thông tư liên Bô%3ḅ thay cho từng Bô%3ḅ ban hành từng thông tư riêng biê%3ḅt. Ví dụ sau khi Chính phủ ban hành NĐ 17 về đấu giá tài sản thì nên có thông tư liên Bô%3ḅ: Tư pháp, Tài nguyên Môi trường, Tài chính để hướng dẫn tổ chức thực hiê%3ḅn, tránh NĐ có hiê%3ḅu lực mà thiếu thủ tục cấp giấy chứng nhâ%3ḅn quyền sử dụng đất hoặc thiếu quy định về phí đấu giá.
    2. Cần nghiêm túc sửa chữa nô%3ḅi dung quy định không thống nhất hoặc không phù hợp giữa các loại văn bản pháp quy; đồng thời có chế tài cụ thể đối với các cơ quan ban hành văn bản trái pháp luâ%3ḅt theo NĐ 40 ,coi đây là vi phạm pháp luâ%3ḅt và được xử lý  như các tổ chức, công dân khác  vi phạm pháp luâ%3ḅt.
    Xin mạo muô%3ḅi có vài ý kiến.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngngvoc vì bài viết hữu ích
    chaulevan (02/02/2012)