Vấn đề thừa kế khi chỉ có 1 người có tên trong sổ đỏ mất, người còn lại vẫn còn sống.

Chủ đề   RSS   
  • #415776 17/02/2016

    ThanhThuy1392

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Vấn đề thừa kế khi chỉ có 1 người có tên trong sổ đỏ mất, người còn lại vẫn còn sống.

    Chào mọi người, có trường hợp này xin được mọi người góp ý thảo luận: (em ký hiệu tên bằng chữ cái cho dễ hiểu)

    Ông A và bà B có tài sản là 1 thửa đất. Hai ông bà có 4 người con là C, D, E, F. Cha của ông A đã mất. Sau đó ông A cũng mất. Ông A có mẹ là G. Sau khi ông A mất thì vợ ông là B, mấy người con của ông là C, D, E và mẹ của ông là bà G cùng đồng ý để lại di sản cho F (tức là con của ông A)

    Chuyện sẽ đơn giản nếu khi làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản, mọi người đều để lại cho bà vợ B. 

    Nhưng trường hợp để lại cho người con F, thì UBND thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) không đồng ý thụ lý hồ sơ, với lý do: Bà B còn sống, nên phần di sản phải để lại cho bà B, rồi bà B thích cho ai thì cho. Tức là phần tài sản của bà B không được đồng thời tặng cho, không được định đoạt cùng với khối di sản của ông A. Nếu theo trường hợp này (muốn thửa đất này để lại cho F), sẽ có 2 thủ tục: phân chia di sản thừa kế của ông A để lại cho bà B => bà B tặng cho đất lại cho con là F.

    Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

    1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản (trường hợp này ko có di chúc)

    Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác

    Em biết TPĐH không sai, nhưng Có ai có giải pháp tốt hơn, đỡ thủ tục phiền hà hơn không ạ?

     

     
    32371 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #415844   17/02/2016
    Được đánh dấu trả lời

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 337 lần


    Chào bạn

    Tôi nghĩ trong trường hợp này để thực hiện 1 thủ tục thì hầu như không thể. Vì thế theo tôi bạn cứ thực hiện hai thủ tục như hướng dẫn của UBND tp Đồng Hới. Thời gian giải quyết cũng không lâu. Nếu bạn chần chừ thực hiện thì chỉ kéo thêm thời gian.

    Thân

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    ThanhThuy1392 (02/03/2016)
  • #417399   02/03/2016

    ThanhThuy1392
    ThanhThuy1392

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Em cảm ơn ạ. Giờ thì em cũng thấy như thế là hợp lý rồi. :)

     
    Báo quản trị |  
  • #416751   25/02/2016

    congtyluatsaoviet
    congtyluatsaoviet

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2009
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 8 lần


    Điều 642 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc từ chối nhận di sản thừa kế như sau:
     

    “1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
     

    2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
     

    3. Thời hạn từ chối di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”
     

    Như vậy, nếu các đồng thừa kế khác ngoài F muốn để lại tài sản thừa kế cho mình F thì có thể làm đơn từ chối nhận di sản thừa kế .

    CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT

    Địa chỉ: Số 525 Lạc Long Quân, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

    Tel: 043. 636 7896. Tổng đài tư vấn: 1900 6243

    Fax: 043. 363 7897

    E-mail: congtyluatsaoviet@gmail.com

    Website: saovietlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #417396   02/03/2016

    ThanhThuy1392
    ThanhThuy1392

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Nhưng vấn đề ở đây là bà B còn sống, tức là thửa đất gồm 1 nửa là tài sản (của bà B), 1 nửa là di sản (của ông A). Nên từ chối nhận di sản thì F cũng chỉ nhận được hết 1 nửa di sản. Còn tài sản của bà B cũng không thể gộp với với di sản của ông A để cho F nhận hết được ạ. 

    Cập nhật bởi ThanhThuy1392 ngày 02/03/2016 10:08:27 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #427329   12/06/2016

    Chào bạn, bạn đang hiểu sai ý của UBND huyện, bởi lẻ việc không cho tặng cho đồng thời là không cho tặng phần tài sản 50% trong thời kỳ hôn của ông A và bà B, chứ phần thừa kế từ ông A, bà B có quyền từ chối và cho F luôn ngay trong văn bản thỏa thuận. Nghĩa là trong trường hợp này, khi khai nhận di sản thừa kế mọi người cùng cho F thì khi ra sổ vẫn là F và bà B cũng đứng sổ mỗi người 50%, nếu bà B muốn tặng cho thì phải làm tiếp thủ tục tặng cho và sang tên hẳn cho F.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn richphan234 vì bài viết hữu ích
    ThanhThuy1392 (11/07/2016)
  • #430415   11/07/2016

    ThanhThuy1392
    ThanhThuy1392

    Sơ sinh

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 1 lần


    Vậy nên mình thấy làm theo phương pháp của Anlhk33-DLU  là hợp lý nhất và rút gọn thủ tục nhất rồi. Chứ nếu để các thành viên trong gia đình từ chối nhận di sản thì vừa rắc rối thủ tục vừa có thể ko bảo đảm được vấn đề time.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThanhThuy1392 vì bài viết hữu ích
    Anlhk33-DLU (11/07/2016)
  • #524816   31/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Mình thấy cách hướng dẫn của UBND Đồng Hới là hợp lý. Bởi nếu những người đồng hàng thừa kế thứ nhất thỏa thuận từ chối nhận di sản và để lại toàn bộ di sản cho F thì khi đó chỉ mới định đoạt được 1/2 quyền sử dụng mảnh đất do ông A chết để lại. Chính vì vậy cần nên làm theo 2 giai đoạn: 1. Thống nhất phần di sản thừa kế A chết để lại sẽ thuộc hoàn toàn về bà B, bà B sẽ có toàn quyền sử dụng đối với mảnh đất; 2. Sau đó bà B làm thủ tục chuyển nhượng/ tặng cho lại F. Như vậy sẽ hợp lý hơn.
     
    Báo quản trị |