Sao giờ này bạn còn hỏi về qui định của Hà tây.
Chính sách đền bù GPMB HN sẽ điều chỉnh thế nào?
Ông Nguyễn
Đức Biền
Hanoinet -
Với 800 dự án trong diện giải phóng mặt bằng (GPMB), chính sách GPMB của Hà Nội
hiện đang “khập khễnh” do trước khi hợp nhất, mỗi địa phương đều có những cơ
chế, chính sách GPMB riêng...
Ông Nguyễn Đức
Biền, Trưởng Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội có cuộc trao
đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Ông Biền cho
biết, sau khi Hà Nội hợp nhất vẫn tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
Để thực hiện
tốt các dự án đầu tư, đòi hỏi cơ chế về bồi thường, hỗ trợ tái định cư -
GPMB phải được ban hành đồng bộ, thống nhất và kịp thời.
Sẽ áp dụng
chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư thống nhất
Trên thực tế
Hà Nội hiện đang tồn tại những khác biệt lớn trong chính sách bồi thường
- GPMB do quá trình hợp nhất giữa Hà Nội với tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh
Phúc) và 4 xã của tỉnh Hoà Bình?
Trước hết phải
nói rằng, cơ chế, chính sách của các địa phương ban hành trước khi hợp nhất về
Hà Nội đều tuân thủ các quy định của Luật, đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, theo đặc
điểm, điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, do đó về các nội dung cụ thể của các
chính sách này cũng có sự khác biệt.
Cụ thể như:
chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp thì
Hà Nội trước đây có công thức 35.000 + 30.000= 65.000 đồng/m2. Tại Hà Tây khoản
hỗ trợ này chỉ là 15.000 đồng/m2.
Thứ hai là khác
biệt về chính sách đất dịch vụ thực hiện theo NĐ 17 và NĐ 84-CP đối với các hộ
sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Tại Hà Nội,
việc đền bù đất cho người dân sản xuất nông nghiệp khu vực ngoại thành và bán
căn hộ tái định cư cho các hộ dân sản xuất nông nghiệp khu vực nội thành được
thực hiện bằng việc người dân phải trả tiền theo quy định và giao đất duy nhất
1 lần theo hạn mức: xã ven đô 60m2, xã đồng bằng 80m2, xã miền núi là 120m2.
Tuy nhiên, tại
Hà Tây việc giao đất dịch vụ thực hiện giao lẻ với tỷ lệ 10% đất nông nghiệp bị
thu hồi nhưng tối đa không quá 150m2/hộ (tức là giao đất dịch vụ theo từng dự
án thu hồi với tỷ lệ 10% - PV). Đây là những khác biệt lớn.
Và sự khác
biệt này sẽ được thành phố Hà Nội xử lý ra sao?
Hà Nội đang rà
soát để ban hành ngay quyết định áp dụng chính sách bồi thường hỗ trợ tái định
cư thống nhất trên toàn thành phố. Ban chỉ đạo cố gắng trình UBND TP trong tháng
8 này.
Theo tinh thần
chung thì chính sách này phải đảm bảo sự thống nhất về lợi ích của tất cả các
hộ dân bị thu hồi đất sẽ được hưởng chính sách về đất đai, hỗ trợ tái định cư
về quy trình thực hiện GPMB.
Bên cạnh đó,
chúng tôi tiếp tục đề nghị UBND TP cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách
phù hợp theo từng địa bàn cụ thể của các địa phương trước khi hợp nhất về Hà
Nội.
Chỉ khi bị
thu hồi trên 30% đất nông nghiệp/hộ mới được cấp đất dịch vụ, tái định cư.
Nội dung cụ thể của những chính sách này là gì, thưa ông?
Ví như về giá
đất: Việc này do HĐND cấp tỉnh thông qua và UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành,
thực hiện. Khung giá này sẽ vẫn được thực hiện cho đến kỳ họp cuối năm của HĐND
TP thông qua để thống nhất chung.
Về chính sách
hỗ trợ thuộc thẩm quyền của thành phố. Do vậy hướng điều chỉnh sẽ không giảm.
Chúng tôi trình đề nghị thành phố cho thực hiện mức hỗ trợ của Hà Nội đã ban
hành trước khi hợp nhất (các địa phương được thực hiện theo chính sách của Hà
Nội-PV).
Về đất hỗ trợ
để thực hiện Luật Đất đai, NĐ 17 và NĐ 84 thì:
Trước hết đối
tượng được hưởng chính sách này phải đảm bảo đúng (các hộ dân bị thu hồi trên
30% đất nông nghiệp) mới được xem xét cấp đất. Về hạn mức: đối với 14 quận,
huyện trước đây của Hà Nội thì giữ nguyên. Đối với Hà Tây trước kia và một số
địa phương khác (mới nhập về Hà Nội), chúng tôi đang đề nghị thành phố xem xét
quyết định hạn mức tối đa theo hướng thống nhất với Hà Nội (tối đa 120m2-PV).
Lý do là, khi
hợp nhất về Hà Nội thì điều kiện về quy hoạch, đầu tư gia tăng sẽ từng bước
nâng giá đất lên. Hơn nữa, việc Hà Nội mở rộng phát triển mạnh đô thị, công
nghiệp và nông nghiệp hiện đại thì không thể có quỹ đất lớn để giao cho các hộ
dân bị thu hồi đất theo hạn mức của Hà Tây trước đây (mức tối đa 150m2-PV).
Như vậy liệu
có nảy sinh tâm lý chờ đợi, nghe ngóng đối với các hộ dân bị thu hồi đất
của Hà Tây (cũ) và một số địa phương dẫn đến tình trạng hàng trăm dự án bị đình
trệ chờ cơ chế đền bù mới?
Tôi xin lưu ý
rằng, khung giá đất tới đây Hà Nội ban hành sẽ tuân thủ theo nguyên tắc, theo
điều kiện của từng địa bàn cụ thể để có giá phù hợp. Ngay nội dung này, chính
sách của Hà Nội trước khi hợp nhất thì giá đất nông nghiệp nội thành là cao
nhất, kế đến là các xã ven đô rồi thấp nữa là khu vực ngoại thành như Đông Anh
và tại Sóc Sơn giá sẽ thấp nhất...
Vì
lẽ đó khi ban hành giá đất mới thì cũng không có sự chênh lệch lớn đối với giá
đất tại các địa phương như Hà Tây, Vĩnh Phúc và Hoà Bình đã ban hành trước đây.
Trong trường hợp thực tế có sự thay đổi về điều kiện tác động đến giá đất thì
UBND thành phố sẽ xem xét quyết định cụ thể theo đúng thẩm quyền.