Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định. (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy pháp luật 2015)
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. (Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật tố tụng hành chính 2015)
Nghe qua có vẻ vô lý, khi văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) lại có thể bị bãi bỏ bởi văn bản hành chính. Tuy nhiên, đây lại là sự thật!
Cụ thể trong trường hợp này là đối với chỉ thị của UBND các cấp.
Trước đây, khoản 2 Điều 1 Luật ban hành VBQPPL của HĐND, UBND 2004 quy định:
"Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân được ban hành dưới hình thức quyết định, chỉ thị".
Khi Luật ban hành VBQPPL 2015 được ban hành, chỉ thị của UBND các cấp đã bị loại khỏi hệ thống VBQPPL.
Tuy nhiên, khoản 2 Điều 172 của Luật ban hành VBQPPL 2015 quy định:
“... chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác”.
Vậy nên, những chỉ thị của UBND các cấp ban hành trước ngày 01/7/2016 vẫn có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế.
Câu hỏi đặt ra là: Văn bản nào sẽ được dùng để bãi bỏ chỉ thị?
Về vấn đề này, Bộ Tư pháp đã có Công văn 4218/BTP-VĐCXDPL ngày 28/11/2016 hướng dẫn như sau:
"...UBND các cấp có thể ban hành quyết định hành chính để bãi bỏ chỉ thị là văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành."
Ảnh minh họa
Như vậy, trong trường hợp này, văn bản hành chính (quyết định hành chính) có thể bãi bỏ VBQPPL là không hề vô lý nhé (mình không nói phết đâu).
Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 05/08/2019 05:04:00 CH
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!