Cuộc chiến pháp lý xung quanh Sắc lệnh 13769 về việc cấm nhập cảnh đối với 7 quốc gia Hồi giáo (Iran, Iraq, Syria, Sudan, Somali, Lybia và Yemen) của Tổng thống Mỹ - Donald Trump là đề tài nóng hổi suốt những ngày vừa rồi. Hồi kết của cuộc chiến pháp lý này vẫn chưa có, tuy nhiên đây có thể xem là một ví dụ thực tế rất đáng giá chứng minh cho sự tối ưu về sự phân chia quyền lực ở giới cầm quyền Hoa Kỳ.
Khi mà quyền lực được phân chia cho "Lập pháp", "Hành pháp" và "Tư pháp", sự chi phối lẫn nhau giúp tránh sự lạm quyền của một trong ba tổ chức này. Ở đó, vai trò của Thẩm phán Tòa án các cấp (Từ cấp Bang đến cấp Liên Bang) được đề cao.
Ngay từ khi những ngày đầu Hiến pháp Mỹ còn thai nghén, việc trao cho Thẩm phán quyền phủ quyết Tổng thống cũng là một câu chuyện cực kỳ thú vị về những lập luận và quan điểm của các nhà làm luật ở Mỹ. (Tham khảo thêm ở cuốn sách Lịch sử hình thanh Hiến pháp Hoa Kỳ của tác giả Nguyễn Cảnh Bình).
Nguồn ảnh: Người đưa tin
Và cuối cùng người ta cũng đi đến thống nhất là trao cho Thẩm phán quyền phủ quyết Tổng thống.
"Tam quyền phân lập" là mô hình của nhà nước Hoa Kỳ. Ở đó, Tòa án các cấp (tư pháp) nắm quyền tư pháp và có quyền phủ quyết Tổng thống (hành pháp). Hệ thống Tòa án ở Hoa Kỳ có ba cấp độ: Tòa án bang sơ thẩm, Tòa án Bang phúc thẩm và Tòa án liêng Bang tối cao. Tất cả các tòa án ở các cấp đều có quyền xem xét những luật, đạo luật được ban hành có phải là văn bản vi hiến hay xâm phạm lợi ích cộng đồng hay không, nếu là văn bản luật, đạo luật vi hiến hoặc vi phạm, xâm phạm quyền con người thì tòa án có quyền bác bỏ những đạo luật đó. Tuy nhiên lưu ý một điều rằng, Tòa án không tự động đem các văn bản đấy ra để xem xét mà họ chỉ xem xét khi có yêu cầu khởi kiện. Trong trường hợp của ông Trump là Tòa án Washington ra quyết định hủy sắc lệnh khi có yêu cầu khởi kiện của bang Washington và Minnesota.
Các thẩm phán từ liên bang đến các thẩm phán tòa tối cao được tổng thống lựa chọn dựa vào sự gợi ý và tán thành của thượng viện. Các thẩm phán có thể tại vị suốt đời. Các thẩm phán này cũng có thể bị bãi nhiệm bởi ủy ban đại diện và các cáo buộc của thượng viện nếu có hành vi vi phạm.
Quyền lực của thẩm phán đã được định vị rõ ràng và được quy định cụ thể trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Dựa vào phương châm xây dựng nhà nước theo mô hình Tam quyền phân lập, quyền lực của Thẩm phán trong công tác quản lý nhà nước là không hề nhỏ. Trong thực tế, trước đây không ít lần những sắc lệnh, quyết định của Tổng thống Mỹ được đưa ra bị Thẩm phán bác bỏ vì cho rằng nó không hợp hiến và xâm phạm quyền con người. Trước đây, cũng liên quan đến chính sách người nhập cư, Tổng thống Jimmy Carter cũng đã từng bị Thẩm phán bác bỏ chính sách người nhập cư. Hay gần nhất là chính sách DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) và DAPA (Deferred Action for Parents of Americans) của Tổng thống Obama, dưới sự khởi kiện của cảnh sát trưởng bang Arizona cũng bị Thẩm phán bác bỏ vì cho rằng là những đạo luật vi hiến.
Nói sơ qua về ví dụ gần nhất, là những đạo luật của TT Obama bị Thẩm phán bác bỏ là DACA và DAPA.
DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) là chính sách giành cho trẻ em dưới 16 tuổi, không có quốc tịch Hoa Kỳ, không có giấy tờ hợp lệ được phép cư trú tại Hoa Kỳ trong vòng hai năm.
DAPA (Deferred Action for Parents of Americans) là chính sách dành cho những người là cha/mẹ của công dân Hoa Kỳ (những người cha/mẹ này không có quốc tịch Hoa Kỳ) được hoãn trục xuất khỏi nước Mỹ, chính sách này là lời hứa khi vận động tranh cử nhằm thu hút phiếu bầu của người gốc Mexico bầu cho mình (cộng đồng người Mexico ở Hoa Kỳ rất đông)
Nguồn ảnh: Maggiesnotebook
Đây là hai đạo luật nhằm nới lỏng chính sách người nhập cư nhằm phụ vụ thu hút lao động, chất xám của TT Obama. Tuy nhiên hai sắc lệnh này phải chịu sức ép rất lớn từ giới chức Hoa Kỳ. Trong đó, Cảnh sát trưởng bang Arizona là người khởi xướng kiện để bác bỏ hai đạo luật này nhằm đảm bảo an ninh cho quốc gia vì những lý do liên quan đến an ninh, ma túy, gái mại dâm... Vụ kiện kéo dài dai gần 5 năm (từ năm 2011 đến 2016), đến lúc Obama sắp hết nhiệm kỳ thì cuộc chiến pháp lý xung quanh hai sắc lệnh DACA và DAPA mới kết thúc với phần thắng thuộc về "Tư pháp Hoa Kỳ", những chính sách nới lỏng của Obama đã không được thông qua.
Chúng ta khoan bàn về tính đúng/sai về sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump, vì cuộc chiến vẫn đang còn ở phía trước. Nhưng qua vụ việc gần nhất cũng như những ví dụ điển hình trước đây như của Jimmy Carter hay Barrack Obama, có thể thấy rằng quyền lực của thẩm phán, và vai trò của họ là cực kỳ lớn trong thể chế nhà nước Hoa Kỳ - Quốc gia điển hình cho mô hình "Tam quyền phân lập"..
Còn tiếp...
Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 10/02/2017 01:39:39 CH
Sửa chính tả