Trường hợp ủy quyền xử lý kỷ luật lao động như anh nêu vẫn được.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP (nội dung sửa đổi Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP) và khoản 4 Điều 12 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXHlà quy định cho một trường hợp cá biệt đối với người được ủy quyền giao kết HĐLĐ: khi người được ủy quyền giao kết HĐLĐ được tiến hành xử lý kỷ luật và ra quyết định xử lý thì tối đa chỉ dừng lại ở mức độ khiển trách, còn mức xử lý cao hơn phải là do NSDLĐ quyết định.
Còn nếu trong trường hợp NSDLĐ muốn ủy quyền cho một người khác tiến hành xử lý kỷ luật lao động theo trình tự từng bước một thì quan điểm của tôi là VẪN ĐƯỢC anh nhé. Có nghĩa là vẫn được ủy quyền toàn bộ ở tất cả các mức độ xử lý luôn nhưng phải thể hiện thông qua văn bản ủy quyền.
Thời gian ủy quyền ở đây là tùy mình quyết định, nếu anh muốn ủy quyền theo vụ việc thì từng trường hợp cụ thể phát sinh anh sẽ có văn bản ủy quyền riêng; nếu anh muốn ủy quyền thường xuyên thì có thể quy định thời gian ủy quyền trong văn bản ủy quyền là 01 năm và quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của người được ủy quyền là được. Luật không có quy định hạn chế vấn đề này, việc lựa chọn như thế nào thì do mình xem xét thôi anh nhé.