Ưu – nhược của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #537138 10/01/2020

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Ưu – nhược của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại

    Hiện nay, khi phát sinh tranh chấp thương mại, nhiều bên có xu hướng chọn lựa Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp. Vậy, phương thức giải quyết tranh chấp này mang ưu và nhược điểm như thế nào, các bạn tìm hiểu thêm tại bài viết dưới đây nhé.

    Ưu điểm

    – Khác với tố tụng tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự áp dụng để giải quyết tất cả các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung, thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh chấp; thủ tục trọng tài không trải qua nhiều cấp xét xử như ở toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.

    – Hoạt động trọng tài diễn ra liên tục vì Hội đồng trọng tài xét xử vụ việc là do các bên thỏa thuận lựa chọn; hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện; do đó các trọng tài viên là người theo từ đầu tới cuối. Vì vậy họ có điều kiện để nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo vụ việc. Chính điều này có lợi cho các bên ngay cả khi hòa giải; hoặc giải quyết qua thương lượng, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thỏa thuận.

    – Trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết trọng tài có tính riêng biệt; hầu hết các quy định của pháp luật về trọng tài đều thừa nhận nguyên tắc Trọng tài xét xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nhờ đó, các bên trong tranh chấp có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường. Ngày nay, tính bảo mật ngày càng được doanh nghiệp chú ý trong bối cảnh các vấn đề tài chính của doanh hiện nay rất nhạy cảm với các thông tin liên quan tới doanh nghiệp (đặc biệt là với các công ty đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán).

    – Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn (cho phép sử dụng tiếng nước ngoài, áp dụng luật nước ngoài,…) phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Mặt khác, việc được quyền lựa chọn trọng tài viên giải quyết tranh chấp cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong nghành nghề  trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết tranh chấp.

    – Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành. Nếu đem thi hành trong lãnh thổ Việt Nam, phán quyết trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) có thể được đưa thẳng tới cơ quan thi hành án (Cục thi hành án dân sự) để được cưỡng chế thi hành; phán quyết trọng tài VIAC cũng có thể được cho công nhận và thi hành tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên Công ước NewYork về công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài.

    Nhược điểm

    – Sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chủ yếu phụ thuộc vào thái độ; thiện chí của các bên tranh chấp; mà doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc lường trước các tranh chấp phát sinh nên vẫn mơ hồ về các hình thức trọng tài.

    – Trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp; đặc biệt là những tranh chấp phức tạp; về những vấn đề như: xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng…

    – Do sự có mặt của bên thứ ba trong giải quyết tranh chấp; nên có thể có sự ảnh hưởng về bí mật kinh doanh.

    – Phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu tòa án xem xét lại. Phán quyết trọng tài có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu của một bên. Đây chính là lý do lớn nhất cho việc giải quyết bằng trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết các tranh chấp.

    Tổng hợp.

     

     
    14574 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận