Uống rượu, bia mà cưỡi ngựa, bò ra đường có bị phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #537090 10/01/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Uống rượu, bia mà cưỡi ngựa, bò ra đường có bị phạt?

    Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực 1/1/2020 tăng mạnh mức xử phạt quy định về sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Kể cả đối với xe đạp, quy định hiện hành cũng bổ sung mức xử lý đối với hành vi sử dụng rượu, bia quá mức cho phép.

    Xem chi tiết mức xử lý: TẠI ĐÂY

    Những ngày qua, Nghị định vấp phải nhiều ý kiến trái chiều không ít kẻ khóc, người cười đặc biệt là dân thường xuyên ăn nhậu cũng đang tìm không ít các giải pháp để khắc phục hoặc làm sao đó để không bị phạt, theo câu nói dân gian ta “vỏ quýt dày có móng tay nhọn” một số người cố tình lách luật khi không sử dụng phương tiện di chuyển là xe máy, xe hơi mà cưỡi động vật (có thể là trâu, bò, ngựa, voi,...) khi có "ma men" trong người. 

    Vậy pháp luật có xử phạt được hành vi này?

    Hiện hành, nghị định 100 xử lý hành vi sử dụng phương tiện giao thông mà vượt quá nồng độ cồn cho phép sẽ bị xử lý bao gồm các đối tượng sau:

    - Người điều khiển Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

    - Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

    - Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

    - Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

    Như vậy, theo quy định đang có hiệu lực pháp luật thì chưa điều chỉnh vấn đề sử dụng động vật để thay thế phương tiện thực hiện hành vi đã nêu trên mà chỉ Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và tùy theo hành vi vi phạm sẽ bị xử lý với các mức phạt khác nhau như phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng, từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

    Trường hợp gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:

    * Trách nhiệm dân sự:

    Khoản 1 Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    ...

    * Trách nhiệm Hình sự:

    Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015:

    1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    Từ những phân tích trên, các bác đừng  có dại gì mà “Lách luật” theo kiểu này nha!

    Cập nhật bởi MinhPig ngày 10/01/2020 07:56:02 SA
     
    6538 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    enychi (10/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537134   10/01/2020

    enychi
    enychi
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2019
    Tổng số bài viết (594)
    Số điểm: 3400
    Cảm ơn: 785
    Được cảm ơn 236 lần


    "Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực 1/1/2020 tăng mạnh mức xử phạt quy định về sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Kể cả đối với xe đạp, quy định hiện hành cũng bổ sung mức xử lý đối với hành vi sử dụng rượu, bia quá mức cho phép." Như vậy nếu uống rượu bia thì vẫn có thẻ vác xe đạp trên vai mà đi qua bốt CSGT mà không bị phạt đúng không ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    thienhuyendl (27/01/2020)
  • #537155   11/01/2020

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    enychi viết:

    "Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực 1/1/2020 tăng mạnh mức xử phạt quy định về sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Kể cả đối với xe đạp, quy định hiện hành cũng bổ sung mức xử lý đối với hành vi sử dụng rượu, bia quá mức cho phép." Như vậy nếu uống rượu bia thì vẫn có thẻ vác xe đạp trên vai mà đi qua bốt CSGT mà không bị phạt đúng không ạ?

    Vác xe thì có là "điều khiển" nữa đâu, còn vẫn có thể bị phạt với những hành vi vi phạm quy tắc giao thông đối với người đi bộ! :|

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/01/2020) thienhuyendl (27/01/2020)
  • #599084   25/02/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Uống rượu, bia mà cưỡi ngựa, bò ra đường có bị phạt?

    Theo quy định người điều khiển xe đạp, xe thô sơ sau khi uống bia rượu cũng có thể bị phạt từ 400 - 600 ngàn đồng. Nhưng còn cưỡi ngựa sau khi uống bia rượu thì sao? Hiện chưa có quy định cụ thể về chuyện này, mà chỉ có chế tài với người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào phần đường của xe cơ giới, đi vào đường cấm, khu vực cấm, để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện với mức phạt tiền từ 60.000 - 80.000 đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #599107   26/02/2023

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Uống rượu, bia mà cưỡi ngựa, bò ra đường có bị phạt?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Nhưng hiện chưa có quy định cụ thể về chuyện này, mà chỉ có chế tài với người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào phần đường của xe cơ giới, đi vào đường cấm, khu vực cấm, để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện

     

     
    Báo quản trị |  
  • #599457   28/02/2023

    Uống rượu, bia mà cưỡi ngựa, bò ra đường có bị phạt?

    Hiện chưa có quy định cụ thể về chuyện này, mà chỉ có chế tài với người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào phần đường của xe cơ giới, đi vào đường cấm, khu vực cấm, để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Dù vậy, có lẽ không nhiều người có ngựa hay biết cưỡi ngựa để lách luật sau khi uống bia rượu.

     
    Báo quản trị |  
  • #599500   28/02/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Uống rượu, bia mà cưỡi ngựa, bò ra đường có bị phạt?

    Thông qua bài viết có thể thấy sự việc có thể xảy ra trong cuộc sống sẽ muôn hình vạn trạng. Tuy cũng là tham gia giao thông, chủ động điều khiển phương tiện (trâu, bò, ngựa) nhưng lại không có cơ chế xử lý đối với nồng độ cồn. Do đó, mình thấy cơ quan quản lý cần bổ sung thêm nội dung này.

     
    Báo quản trị |  
  • #599537   28/02/2023

    Uống rượu, bia mà cưỡi ngựa, bò ra đường có bị phạt?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn, hiện nay chưa có quy định nào về việc cấm dắt súc vật sau khi uống rượu, bia. Tuy nhiên, việc chăn dắt súc vật không đúng nơi làm ảnh hưởng đến giao thông đường bộ sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

    Điều 10. Xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;

    b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

    c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;

    d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;

    đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;

    e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;

    g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;

    h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.

    2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

    b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;

    c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

    3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.

    Như vậy, việc chăn thả trâu, bò không đúng nơi quy định gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông sẽ bị xử phạt từ 60.000 - 600.000 đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #599667   28/02/2023

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Uống rượu, bia mà cưỡi ngựa, bò ra đường có bị phạt?

    Cảm ơn tác giả vì những thông tin thú vị và hữu ích mà bạn đã chia sẻ thông qua bài viết này.

    Theo mình nghĩ, hành vi cưỡi ngựa hay bò khi uống rượu bia cũng là một hành vi rất nguy hiểm cho người cưỡi lẫn những người đang lưu thông trên đường, thậm chí là dẫn đến tai nạn chết người. Vì vậy, không chỉ cần phải có thiệt hại thì mới phải bồi thường mà hành vi này cũng cần có quy định về xử phạt vi phạm hành chính tương tự như đối với hành vi lái xe khi uống rượu bia (có thể thông qua việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    Điều này giúp cho cơ quan nhà nước có cơ sở tiến hành kiểm tra nồng độ cồn và tiến hành xử phạt đối với hành vi cưỡi bò, cưỡi ngựa khi đã uống rượu, bia. Bên cạnh đó cũng hạn chế được việc “lách luật” của những người tham gia giao thông không có ý thức chấp hành luật lệ như bài viết đã đề cập.

    Hơn nữa, việc có quy định pháp luật để xử phạt hành chính đối với hành vi cưỡi bò, cưỡi ngựa sau khi đã uống rượu, bia còn có thể giúp ngăn chặn, giảm thiểu đáng kể những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra đối với những người tham gia giao thông, tạo ra môi trường giao thông đường bộ an toàn hơn và ý thức cao hơn.

     
    Báo quản trị |