“Tuyển học việc” – Hãy ngưng bóc bột sức lao động của sinh viên luật mới ra trường

Chủ đề   RSS   
  • #511260 31/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    “Tuyển học việc” – Hãy ngưng bóc bột sức lao động của sinh viên luật mới ra trường

    “Tuyển học việc”, “Tuyển thực tập” đây là 2 từ mình thấy cực kỳ phổ biến trên các tin tuyển dụng của đa số các VPLS, Công ty luật… khi xem qua thì cứ nghĩ là tin tuyển này dành cho các bạn sinh viên còn đi học năm 3, năm 4. Nhưng khi đọc kỹ về yêu cầu ứng viên thì hoàn toàn không phải, đó là tin tuyển dụng đối với các Cử nhân Luật mới ra trường.

    1. “Sinh viên luật mới ra trường không biết gì”

    Câu khẳng định trên đúng nhưng mà không đúng. Đúng khi doanh nghiệp nhìn vào thực tế đó với thái độ trọng dụng người phù hợp và định giá chính xác sức lao động của cử nhân luật mới ra trường. Họ đánh giá được tố chất con người có phù hợp hay không và sẵn sàng đón nhận tân cử nhân luật vào làm, đào tạo, hướng dẫn… và đương nhiên là trả một mức lương tương xứng, đúng luật.

    Và nó sai hoàn toàn với những nơi thực sự nghĩ rằng “tân cử nhân luật không biết làm gì” và không thể làm được việc.

    Thực tế mà hầu như ai cũng biết rằng giáo dục ĐH ngành Luật ở VN nặng tính học thuật, đào tạo ra những con người “làm luật” chứ không có kiến thức về những ngành nghề khác. Nếu không chủ động đi thực tập, làm việc từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường thì rất dễ rơi vào trạng thái “không biết gì” như trên. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cử nhân luật họ “không biết gì” thật. Cử nhân luật họ có một nền tảng kiến thức cơ sở về pháp lý, họ biết cách đọc và hiểu một điều luật… họ biết nhiều đấy chứ.

    2. Là một hình thức bóc lột sức lao động trắng trợn

    Pháp luật lao động Việt Nam không có khái niệm “học việc”. Khi đã tuyển nhân viên vào làm việc theo thời giờ như luật định thì đương nhiên các tổ chức hành nghề phải trả một mức lương tương xứng với sức lao động của người lao động bỏ ra, dù có “không biết gì” thì cũng phải trả lương ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng theo quy định.

    Còn việc không biết gì hay cần đào tạo... đó chính là lý do tại sao BLLĐ quy định về khoảng thời gian thử việc, là thử việc chứ không phải là "học việc".

    Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng giống như các điều luật trên giấy. Các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng vẫn tuyển “học việc” đều đặn như cơm bữa, có nơi “có tâm” thì họ trả cho tiền được gọi là “trợ cấp” xăng xe, tầm 100k/ngày (đi làm mà nhận “trợ cấp”, nghe thảm thương thật sự ^^). Thậm chí có nơi còn không nhận được một đồng nào mặc dù thời gian mà người lao động bỏ ra, công sức mà họ bỏ ra không khác gì với một nhân viên “chính thức”.

    Đây chính là một hình thức bóc lột sức lao động và là hành vi vi phạm nghiêm trong pháp luật lao động của Việt Nam. Và đáng ngại hơn, những nơi hành nghề về luật lại chính là những nơi vi phạm luật nhiều nhất.

    3. Tại sao nhiêu nơi lại ngang nhiên “bóc lột” tân cử nhân luật?

    Vì những người “đi trước”, tiêm nhiễm cái nhìn tiêu cực vào thị trường việc làm ngành luật vào đầu các bạn sinh viên, đương nhiên là những bạn có cá tính, có năng lực thì không bao giờ tin vào những lời này và họ đều có những công việc tốt, thu nhập tương xứng. Nhưng mặt bằng chung thì không phải ai cũng giỏi, xuất sắc để có được điều đó, nhiều bạn bị “ru ngủ” trong những sự sợ hãi của những người đi trước thêu dệt. Nào là “theo nghề luật thì phải chấp nhận”, “nghề luật khổ lắm”, “sinh viên luật phải chịu khó học hỏi mới có kinh nghiệm”, “sinh viên luật mới ra trường không biết làm gì đâu”… các bạn ấy sợ, và khi tốt nghiệp đi làm thì đến đâu phỏng vấn các tổ chức hành nghề đều nói vậy, dần dần… các bạn ấy cũng phải chấp nhận đánh đổi vì tâm huyết và đam mê với nghề. Những bạn không đủ nhiệt huyết, điều kiện thì bỏ ngang đi làm những việc khác trái ngành có thu nhập tốt hơn…

    Mình cũng từng đi phỏng vấn ở các công ty luật lúc mới ra trường. Đồng ý là có những nơi trả lương không sai. Một mức lương khoảng 5 triệu đồng/tháng đối với một sinh viên mới ra trường có thể nói là đủ sống, và thực tế thì cũng có nhiều công ty, văn phòng trả lương như vậy chứ không phải ở đâu cũng “bóc lột” đâu, nhưng số đó thật sự hiếm, bạn nào may mắn mới gặp được.

    4. Tân cử nhân luật - Hãy giữ giá trị của riêng mình

    Mình thời đi học không giỏi, nhưng khi ra trường đi phỏng vấn khi kinh qua những nơi “bóc lột” như mình kể trên mình đều nhẹ nhàn ấn nút “next”. Em chưa biết gì nhưng lương em nhận ít nhất phải đủ sống, đủ để tái tạo sức lao động ^^ đó là quan điểm của mình khi đi tìm việc làm hồi đó. Bởi mình nghĩ làm việc trong lĩnh vực pháp lý thì điều đầu tiên là phải tôn trọng pháp luật trước cái đã.

    Đương nhiên, cuộc sống của mỗi người mỗi khác, mỗi người một lựa chọn. Mình nói ra những điều này hoàn toàn là sự chia sẻ chứ không phải là một lời khuyên. Các bạn có thể chấp nhận làm không lương, đó là sự lựa chọn của các bạn, miễn sao các bạn thấy đúng và phù hợp với cuộc sống của mình là được, không nhất thiết là phải theo một khuôn mẫu nào. Nhưng dù có lựa chọn như thế nào, cũng nên cố gắng, đừng để “người ta” nghĩ rằng “tân cử nhân luật” không biết gì các bạn nhé. Chúng ta phải giữ cái giá của mình và nâng tầm nó lên qua thời gian.

     

    Cập nhật bởi Dong_Bich ngày 31/12/2018 11:22:42 SA

    Đây là chữ ký

     
    2740 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    Tr. (19/01/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận