Tuổi thọ của các Luật, Bộ luật ở Việt Nam

Chủ đề   RSS   

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang «<345678>
Thảo luận
  • #513382   31/01/2019

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình thì tuổi thọ của 01 bộ luật nói riêng hay 01 quy định pháp luật nào đó nói chung phụ thuộc vào vô vàn yếu tố.

    Tuy nhiên, theo mình 02 yếu tố chính là: năng lực của các nhà làm luật (tư duy tình hình thực tế, dự đoán tương lai) và biến động xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #514712   28/02/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Theo bài viết, như vậy tuổi thọ trung bình của các Luật, Bộ luật ở Việt Nam ít nhất là Luật Tổ chức Hành chính (05 năm) và cao nhất là Luật Nghĩa vụ quân sự (28 năm). Việc cải cách thủ tục hành chính đảm bảo tính gọn nhẹ là một trong những nguyên nhân chính đòi hỏi phải thay đổi các thủ tục hành chính.

     
    Báo quản trị |  
  • #514717   28/02/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Nếu so sánh với các quốc gia trên thế giới, thì tuổi thọ trung bình của các luật, bộ luật của VN thật sự thấp, điều này phản ánh trình độ lập pháp của nước ta còn thấp, thiếu tầm nhìn và sự đồng bộ. Cho nên khi ban hành, chúng không còn phù hợp với thực tiễn, và tất nhiên.... sẽ tiếp tục bị thay đổi.

     
    Báo quản trị |  
  • #514834   28/02/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 13023
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Mình thấy thông tin mà chủ bài viết đưa ra mang tính thông tin cao giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về các Bộ Luật và Luật nước nhà. Tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính tham khảo khi việc ban hành một văn bản mới chịu sự điều chỉnh của nhiều yếu tố. Cùng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nhanh chóng như ngày nay thì mình nghĩ thời gian ban hành văn bản mới sẽ rút ngắn hơn cho kịp với xu thế chung. Quan trọng là nhà làm luật phải có sự nghiên cứu tổng thể xã hội, nắm bắt được sự vận động trong các lĩnh vực nhằm đưa ra những quy định điều chỉnh kịp thời.

     
    Báo quản trị |  
  • #519506   31/05/2019

    Theo mình thấy thật sự luật của nước ta thay đổi khá nhanh chóng và thay đổi khá nhiều. Trong 4 năm đại học, nếu bạn đang học luật A thì khi ra trường sẽ có một đống văn bản quy phạm pháp luật khác sửa đổi luật A của bạn đã học. Khiến bạn mất một thời gian không nhỏ để học lại và update các văn bản mới.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #520729   14/06/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Chủ bài viết thống kê những con số thú vị đó. Nếu có dịp mong chủ bài viết thống kê và so sánh thêm về tuổi thọ này so với các nước phát triển về hệ thống pháp luật.

    Cám ơn vì bài viết hay. 

     
    Báo quản trị |  
  • #521222   20/06/2019

    Qua đây mới biết tuổi của bộ luật ngắn đến cỡ này (khoảng 2 nhiệm kỳ quốc hội). Nếu như vậy thì cũng dễ hiểu tại sao những văn bản dưới luật thay đổi bổ sung liên tục khiến cho hệ thống pháp luật được ví như "ma trận văn bản" không lối thoát. Thiết nghĩ những nhà lập pháp cần có những thay đổi để phù hợp với sự phát triển của đất nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #521721   26/06/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Mình nhớ hồi còn học Đại học, hầu hết các môn đều phải học giao thoa giữa luật cũ và luật mới, luật cũ sắp hết hiệu lực và luật mới đã được ban hành. Các thầy cô cũng thường đề cập đến tuổi thọ của các Luật, Bộ luật Việt Nam, và đều nhận định rằng, Luật và Bộ luật nước ta có tuổi thọ rất ngắn, so với các quốc gia trên thế giới là như vậy. Ví vụ như Trung quốc hay Mỹ, có những bộ luật  được ban hành từ rất lâu và đến nay vẫn còn có hiệu lực. Bởi, những bộ luật đó, họ chỉ sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội, còn việt Nam thì thay thế luôn một bộ luật, luật mới nên thường có tuổi thọ rất ngắn. Một nguyên nhân khác nữa, là ở các nước khác, nền kinh tế của họ phát triển và đi vào một ổn định nên họ dự liệu được những quy định khi ban hành, còn Việt Nam chúng ta đang là đất nước đang phát triển, có nhiều sự thay đổi về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nên từng thời kỳ, chúng ta cần sửa đổi, bổ sung thậm chí là thay thế để phù hợp với sự phát triển của đất nước. Do vậy mà chúng tâ không dự liệu được quá xa, hay nói cách khác là tuổi thọ của các luật, bộ luật của chúng ta thường ngắn hơn các nước khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #523723   24/07/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn bài viết mang tính thống kê của bạn. Dựa vào bài viết của bạn mình thấy tuổi thọ của chúng thấp nhất là 5 năm, cao nhất tận 28 năm (Luật nghĩa vụ quân sự dai thật). Tuy nhiên, tuổi thọ của từng văn bản có sự biến động tùy thuốc vào sự thay đổi của các yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị... của từng quốc gia.

     
    Báo quản trị |  
  • #523753   24/07/2019

    Caolam266
    Caolam266

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/07/2019
    Tổng số bài viết (100)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 55 lần


    Tuổi thọ trung bình của luật, bộ luật Việt Nam là rất ngắn so với pháp luật nước ngaoì, đặc biệt là các nước thông luật như nước Anh. Hy vọng pháp luật việt nam sau nhiều lần chỉnh sửa thì sẽ cải thiện nhiều hơn và có thể áp dụng lâu hơn cho dân nghiên cứu luật đỡ vất 😂
     
    Báo quản trị |  
  • #523903   27/07/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Pháp luật được xây dựng để điều chỉnh những quan hệ xã hội pháp sinh. Xã hội luôn phát triển không ngừng nên pháp luật trở nên lạc hậu so với đời sống xã hội. Nhà làm luật cần phải nghiên cứu, dự liệu trước những quan hệ phát sinh trong tương lai, đặc biệt là trong hệ thống pháp luật thành văn. 

    Ở Việt Nam, tuổi thọ các bộ luật còn khá ngắn so với nước ngoài. Điều này cho thấy tầm nhìn và kĩ thuật lập pháp của chúng ta chưa cao hay là sự vội vàng, không nghiên cứu kĩ của các nhà lập pháp khi ban hành pháp luật.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #524731   31/07/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    pháp luật cần thay đổi theo từng thời kỳ từng giai đoạn để phù hợp với sự phát triển của đất nước, vì nước ta là một quốc gia non trẻ. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn mà từ lúc học đại học mình mới nhận ra là Luật Việt Nam thay đổi quá nhanh, kỹ thuật lập pháp còn yếu nên phải sửa đổi, bổ sung, thay thế liên tục. Lúc mình học là học theo BLDS 2005, vào thời điểm thi học phần thì BLDS 2015 có hiệu lực. Học xong không áp dụng được. Tại sao, cũng là Hiến pháp, nhưng Hiến pháp của Mỹ (1789) thời còn 13 tiểu bang cho đến bây giờ là 50 tiểu bang vẫn chưa thay đổi, chỉ mới sửa đổi đúng 1 lần? Tại sao chúng ta ra đời Hiến pháp đầu tiên thời gian rất sau này là HP1946 đến nay đã qua 5 bản, hiện tại là HP 2013. Nhìn lại có chút buồn.

    Cập nhật bởi HNP1997 ngày 31/07/2019 11:47:18 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #525413   11/08/2019

    thongtho
    thongtho

    Female
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (118)
    Số điểm: 775
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 38 lần


    Có rất nhiều bộ luật của nước ta có tuổi thọ khá lâu nhưng lại có những bộ luật, luật chỉ tồn tại trong thời gian khá ngắn. Điều đó phản ánh phần nào sự phát triển của xã hội cũng như tính dự liệu phát sinh các trường hợp trong tương lai của các nhà làm luật vẫn có những hạn chế nhất định về những mảng mới hình thành ở nước ta. 

     
    Báo quản trị |  
  • #528090   12/09/2019

    nguyenmailaw1012
    nguyenmailaw1012

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (53)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 19 lần


    Tuổi thọ các luật, bộ luật ở Việt Nam

    Mức độ tuổi thọ của luật còn phụ thuộc vào tình hình chính tṛi, kinh tế xã hội của đât́ nước.Hoàn cảnh thực tế để áp dụng nó.Theo thời gian luật cũng sẽ thay đổi phù hợp hơn, tính chất răn đe hơn
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenmailaw1012 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/09/2019)
  • #528306   15/09/2019

    thaocan50
    thaocan50

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2015
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cám ơn thống kê của chủ top rất nhiều. Mười năm nói dài không dài, nói ngắn thì cũng không ngắn, tùy thuộc vào cái chúng ta so sánh với mà thôi. Nếu so với Luật của Pháp, Thụy Sĩ được tính trăm năm thì Luật của Việt Nam thuộc dạng có tuổi thọ ngắn. Nhưng phải chăng điều này chứng tỏ Việt Nam đang trên đà phát triển khá nhanh không?

     
    Báo quản trị |  
  • #528369   15/09/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Tuổi thọ 11,9 năm có lẽ là thấp so với luật của các nước khác trên thế giới. Việc này kéo theo sẽ ban hành liên tục những văn bản chồng chất lên nhau làm hệ thống pháp luật nước mình đã rối lại càng rối thêm. Hi vọng sẽ dự liệu được xa hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #528799   22/09/2019

    cảm ơn thông tin rất bổ ích mà bạn đã cung cấp, những thông tin này rất thú vị. Như vậy thì tính ra tuổi thọ của luật công đoàn là cao nhất, tận 27,5 năm và tuổi thọ của luật thanh tra thấp nhất là 6 năm. Tuy nhiên nếu tính thêm thời gian sửa đổi bổ sung thì sẽ có sự chênh lệch khá cao.

     
    Báo quản trị |  
  • #529240   29/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Nhìn vào danh sách thì luật toàn 9, 10 năm tuổi thọ thì rất cao, nhưng thật ra ở các nước có nền luật pháp phát triển như Anh, Mỹ, Châu Âu thì luật của họ dùng rất lâu đời mà không cần thay đổi gì cả vì nó đã bao quát và hoàn thiện các vấn đề, còn luật nước ta thì ngược lại như thế.

     
    Báo quản trị |  
  • #529689   30/09/2019

    Việt Nam mình có một cách rất hay để đảm bảo kéo dài tuổi thọ của văn bản luật, đó là ban hành văn bản sửa đổi chứ không ban hành văn bản thay thế! tuy vậy cách này có một tác dụng xấu là làm cho việc áp dụng rắc rối, không thống nhất, khó khăn trong việc áp dụng thực tiễn

     
    Báo quản trị |  
  • #533567   27/11/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Việt Nam là một nước đang phát triển hội nhập kinh tế toàn cầu, do vậy nền kinh tế hay tình hình xã hội sẽ thay đổi không ngừng. Các Bộ luật, Luật quy định quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nên việc tuổi thọ của các Bộ luật Luật tại Việt Nam hiện nay chưa cao là dễ hiểu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lananh8998 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/11/2019)