Tục bắt vợ có được xem là hành vi cưỡng ép kết hôn hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #602214 28/04/2023

    Bao116

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:13/04/2023
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tục bắt vợ có được xem là hành vi cưỡng ép kết hôn hay không?

    Tục bắt vợ hiện nay xuất hiện nhiều biến tướng với hình thức cưỡng ép trái với mong muốn của một bên. Vậy hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Tục bắt vợ có được xem là hành vi cưỡng ép kết hôn hay không?

    Theo khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích hành vi cưỡng ép kết hôn như sau:

    Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.

    Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

    - Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    - Cấm các hành vi sau đây:

    + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

    + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

    + Yêu sách của cải trong kết hôn;

    + Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

    + Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

    + Bạo lực gia đình;

    + Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

    - Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

    Theo đó, pháp luật nghiêm cấm các hành vi tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn và cản trở kết hôn,... Đây là một quy định bảo đảm việc thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình.

    Như vậy, tục bắt vợ mà không xuất phát từ tình cảm, mong muốn của cả hai bên, trái với mong muốn của bên còn lại thì được xem là hành vi cưỡng ép kết hôn.

    tuc-bat-vo

    Tục bắt vợ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

    Theo Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện như sau:

    Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

    Như vậy, người thực hiện tục bắt vợ, có hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này nhưng vẫn tái phạm thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

    Tóm lại, tục bắt vợ mà không xuất phát từ tình cảm, mong muốn của cả hai bên, trái với mong muốn của bên còn lại thì được xem là hành vi cưỡng ép kết hôn.

     
    888 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận