Tuân thủ theo Thông tư hay tuân thủ theo Luật về áp dụng Thuế GTGT trong kinh doanh dịch vụ Cầm đồ

Chủ đề   RSS   
  • #550374 29/06/2020

    phamtranvinh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tuân thủ theo Thông tư hay tuân thủ theo Luật về áp dụng Thuế GTGT trong kinh doanh dịch vụ Cầm đồ

    Kính chào các Anh/ Chị,
     
    Thực tiễn nghiên cứu, mình thấy có sự kiện như sau:
     
    1. Điểm b, Khoản 8, Điều 5 Luật Thuế Giá trị Gia tăng 2008 (sửa đổi bổ sung bởi Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013) quy định Đối tượng không chịu Thuế Giá trị gia tăng có bao gồm: "...Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng...";
     
    2. Điểm 17, Điều 7 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì quy định: "Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phải thu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có) được xác định là giá đã có thuế GTGT.
     
    Giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
     
    Giá tính thuế =
     
    Số tiền phải thu
     
    1+ thuế suất
     
    3. Tại Phụ lục II  của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, mục mã số 6492 - 64920 Hoạt động cấp tín dụng khác:
     
    "...Nhóm này gồm: Các hoạt động dịch vụ tài chính chủ yếu liên quan đến việc hình thành các khoản cho vay của các thể chế không liên quan đến các trung gian tiền tệ (như là các công ty đầu tư vốn mạo hiểm, các ngân hàng chuyên doanh, các câu lạc bộ đầu tư). Các tổ chức này cung cấp các dịch vụ sau đây:
     
    - Cấp tín dụng tiêu dùng;
     
    - Tài trợ thương mại quốc tế;
     
    - Cấp tài chính dài hạn bởi các ngân hàng chuyên doanh;
     
    - Cho vay tiền ngoài hệ thống ngân hàng;
     
    - Cấp tín dụng cho mua nhà do các tổ chức không nhận tiền gửi thực hiện;
     
    - Dịch vụ cầm đồ..."
     
    Như vậy, từ 1 và 2 có thể thấy Thông tư 219 chứa nội dung mâu thuẫn với nhau nếu lấy điểm số 3 làm cơ sở để xác định dịch vụ cầm đồ là "Dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng" ?
     
    Rất không dễ nếu xác định nhà soạn thảo Thông tư 219/2013/TT-BTC nhầm lẫn nhưng nếu các Anh / Chị có cách lý giải nào hợp lý cho mâu thuẫn này xin vui lòng chia sẽ với mình để mình được học hỏi thêm?
     
    Xin chân thành cảm ơn !
     
    Vinh Duc Thien | 0937125279
    Cập nhật bởi phamtranvinh ngày 30/06/2020 11:42:26 SA sửa câu từ và các dấu nháy cho đúng ý hơn... thank you !
     
    1388 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamtranvinh vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận