>>> Cấm chồng không được phụ giúp dọn dẹp ngày tết có thể bị phạt đến 300.000
>>> Những ai có ý định làm việc trong TẾT hãy đọc bài viết này
Tăng giá ngày thường cũng diễn ra nhưng chúng ta sẽ không thấy nhiều, việc tăng giá thấy rõ nhất là vào dịp Tết, hầu như tất cả các mặt hàng hóa dịch vụ đều có xu hướng tăng giá, có những loại tăng hơn so với ngày thường từ 2-3 lần.
- Với hai hành vi sau nếu vi phạm lần đầu thì chỉ bị phạt cảnh cáo, nhưng nếu vi phạm từ lần thứ 2 trở lên thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 500.000 đồng:
+ Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
+ Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
- Có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng: hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
+ Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
Với hai hành vi kể khi tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ tăng càng cao thì mức xử phạt cũng tăng theo. Nếu tăng giá hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng thì bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Nội dung được quy định chi tiết tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Cập nhật bởi nguyenducphong_123456 ngày 09/02/2019 11:58:34 SA