Trước đây từng có thông tin bà Phương Hằng có thêm một quốc tịch khác do bị rò rỉ hộ chiếu trên mạng, cụ thể theo báo Lao động đưa tin như sau:
Vừa qua, bà Nguyễn Phương Hằng livestream phản ánh về việc cuốn hộ chiếu mang quốc tịch nước ngoài của mình bị đưa lên mạng. Bà Phương Hằng cho rằng, sở dĩ cuốn hộ chiếu này được đưa lên mạng là do một vị sư trụ trì một ngôi chùa đã chuyển thông tin cuốn hộ chiếu này cho bà Lê Thị Giàu - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Bình Tây và bà Giàu đã đưa lên mạng.
Tuy nhiên, về vấn đề này bà Lê Thị Giàu cho rằng, cuốn hộ chiều mang quốc tịch nước ngoài của bà Phương Hằng do chính bà Hằng gửi cho bà Giàu, chứ không phải do vị sư trụ trì chuyển sang. Toàn bộ vụ việc này, đã được bà Giàu lập vi bằng và gửi cho tòa án.
"Trong lúc chát trên mạng qua lại và nói chuyện với nhau, bà Hằng khoe là có quốc tịch Canada nhưng tôi không tin. Do vậy, bà Hằng đã chụp hình cuốn hộ chiếu mang quốc tịch nước ngoài cho tôi xem. Tuy nhiên, khi tôi xem thì cuốn hộ chiếu này không phải của Canada mà là của Cộng hoà Cyprus (Đảo Síp). Khi gửi khoe cho tôi xem, bà Hằng không có yêu cầu là giữ kín thông tin này, nên tôi đã chia sẻ lại cho bạn bè cùng xem" - bà Giàu nói.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam sẽ áp dụng Bộ luật hình sự (BLHS) của Việt Nam để giải quyết.
Trường hợp người phạm tội là người nước ngoài, Khoản 2 Điều 5 Bộ luật quy định:
"Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó. Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao".
Như vậy, người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam chỉ được áp dụng điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế khi họ thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch, người có 2 quốc tịch sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người có một quốc tịch.
Do vậy, với trường hợp người Việt Nam có 2 quốc tịch mà phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì nguyên tắc xử lý sẽ được các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam thực hiện như sau:
Người phạm tội trước hết vẫn được xác định là công dân Việt Nam nên sẽ áp dụng BLHS Việt Nam để xử lý hành vi phạm tội. Trong trường hợp quốc gia mà người Việt Nam mang quốc tịch thứ 2 có áp dụng chế độ bảo hộ công dân và đồng thời Chính phủ nước đó có ý kiến can thiệp thì lúc này sẽ áp dụng Khoản 2 Điều 5 BLHS để giải quyết.
Bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam) vừa bị Công an TP HCM khởi tố và bắt tạm giam do phạm tội theo quy định tại Khoản 2 Điều 331 BLHS
Trường hợp nếu bà Nguyễn Phương Hằng đang có hai quốc tịch và cơ quan Công an TP HCM có đủ căn cứ xác định bà Hằng có hành vi phạm tội của tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" nhưng bà Hằng không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của BLHS thì đương nhiên cơ quan tố tụng sẽ áp dụng BLHS của Việt Nam để xử lý một cách nghiêm minh, khách quan, đúng người, đúng tội.
Luật sư Lưu Tấn Anh Toàn (Giám đốc Công ty Luật Lưu Vũ
Theo NLĐ/lao động