Từ vụ Alibaba: Khi nào được xem là vi phạm tội sử dụng đất đai?

Chủ đề   RSS   
  • #595641 21/12/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Từ vụ Alibaba: Khi nào được xem là vi phạm tội sử dụng đất đai?

    Đại án Alibaba thời gian vừa qua là một trong những vụ án nổi bật và vẫn đang được bàn tán rất nhiều về tính quy mô, nguy hiểm và nghiêm trọng rất lớn đến quyền lợi của nhân dân và nhà nước về vấn đề đất đai.
     
    Trong những ngày luận án tại Tòa thì phía Luật sư của bị cáo Luyện tức giám đốc tập đoàn Alibaba đề xuất Viện Kiểm sát thay đổi tội danh từ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thành tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Bộ luật Hình sự 2015. Vậy phía Luật sư cho rằng tập đoàn Alibaba đề xuất như vậy đã đúng luật hay chưa?
     
    tu-vu-alibaba-khi-nao-duoc-xem-la-vi-pham-toi-su-dung-dat-dai
     
    Luật sư bào chữa cho bị cáo Luyện cho rằng tập đoàn Alibaba là kinh doanh bất động sản và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đúng theo Luật Đất đai 2013, Luật Kinh doanh bất động sản 2014Hiến pháp 2013 nước Việt Nam. Và không hề vi phạm đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đại diện Viện Kiểm sát đã đề xuất truy tố.
     
    Cụ thể Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 cho rằng tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai được quy định như sau:
     
    Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
     
    Khung thứ nhất: Phạt tiền từ 50 triệu đồng - 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.
     
    Khung thứ hai: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng - 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm - 07 năm:
     
    - Có tổ chức.
     
    - Phạm tội 02 lần trở lên.
     
    - Tái phạm nguy hiểm.
     
    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
     
    Qua đó, có thể thấy với tội vi phạm sử dụng đất đai thì dù là hình phạt cao nhất thì người vi phạm chỉ bị phạt tiền từ 500 triệu đồng - 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm - 07 năm. So với độ quy mô và tính chất nguy hiểm do mình gây ra với tổng số tiền mà công ty này lừa đảo và rửa tiền lên đến 2.260 tỷ đồng và hàng ngàn bị hại.
     
    So với mức hình phạt mà tội vi phạm các quy định sử dụng đất đai là quá thấp và cũng không thuộc phạm vi tại tội này.
     
    Điều này cũng được phía Viện Kiểm sát đưa ra quan điểm như sau:
     
    Bởi lẽ, thứ nhất, theo khoản 4 Điều 5 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì các các loại bất động sản đưa vào kinh doanh gồm các loại đất được phép:
     
    - Chuyển nhượng.
     
    - Cho thuê.
     
    - Cho thuê lại quyền sử dụng đất.
     
    Theo quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, trong vụ án này, quá trình điều tra xác minh các loại đất mà Luyện dùng để làm các dự án đều là đất nông nghiệp, có cả đất quốc phòng. 
     
    Qua đó có thể thấy các loại đất mà tập đoàn Alibaba kinh doanh không được cấp quyền sử dụng đất mà đây là các dự án do công ty này tự vẽ ra và bán ra thị trường. Có thể nói đây là các “dự án ma”, qua đó xét rằng tính chất của vụ án không hề liên quan đến chủ thể là đất đai và bất động sản.
     
    Quan điểm thứ hai của Viện Kiểm sát, theo quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013 thì thời điểm để thực hiện các quyền của người sử dụng đất là sau khi có Giấy chứng nhận QSDĐ. 
     
    Nhưng trong vụ án này nhiều thửa đất mà Luyện cùng đồng phạm khi mua chưa được đăng bộ sang tên. Khi chưa có chủ quyền trên Giấy chứng nhận mà Luyện đã chỉ đạo “vẽ” dự án bán đất cho người khác là vi phạm quy định của pháp luật.
     
    Quan điểm thứ ba, theo quy định tại Điều 12 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 
     
    Tóm lại trường hợp của Luyện chỉ lợi dụng đất đai ảo trên giấy tờ để thực hiện hành vi lừa đảo với mục đích cuối cùng là chiếm đoạt số tiền đó và rửa tiền từ “đen thành trắng” đây là hành vi hết sức tinh vi và thủ đoạn cao.
     
    Cũng theo đại diện Viện Kiểm soát để một dự án đúng theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư phải trải qua các bước như lập dự án, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, điện…). Trong những điều kiện này, bị cáo Luyện đều không có nên vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố.
    Từ vụ Alibaba: Khi nào được xem là vi phạm tội sử dụng đất đai?
     
    Như vậy, để truy tố về tội vi phạm sử dụng đất đai thì người vi phạm phải có liên quan trực tiếp và giấy tờ hợp pháp về đất đai thuộc quyền sở hữu của mình và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép. Còn đối với trường của doanh nghiệp Alibaba thì đây là hành vi kinh doanh bất động sản ảo không có giá trị thực tự mình vẽ lên để chiếm đoạt tài sản của người mua.
     
    560 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595801   26/12/2022

    Từ vụ Alibaba: Khi nào được xem là vi phạm tội sử dụng đất đai?

    Cám ơn bài viết hữu ích của tác giả. Tuy nhiên mình cảm thấy pháp luật phải xử phạt tội này thật nặng nhằm mục đích răn đe, đòn cảnh cáo cho những cá nhân, tổ chức có ý định kinh doanh bất động sản ảo để chiếm đoạt tài sản. Vì họ không phải lừa 1 người mà là rất nhiều người, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và ngành nghề kinh doanh bất động sản

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quyen.vuong197@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/12/2022)