Tư vấn trường hợp người lao động bị bắt tạm giam

Chủ đề   RSS   
  • #509897 12/12/2018

    baluan-kimchi

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2018
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 13 lần


    Tư vấn trường hợp người lao động bị bắt tạm giam

    Dear luật sư

    Công ty tôi là công ty nhà nước: Năm 2017 Giám đốc  dã bị bắt tạm giam về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, thời gian bị tạm giam từ tháng 11/2017 đến nay vụ án vẫn chưa có kết luận chính thức của tòa án. trường hợp bị tam giam như vậy công ty có tiếp tục trả lương và tham gia các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho Giám đốc hay không? xin luật sư tư vấn giúp tôi.

     
    6258 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509978   13/12/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần


    Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

    a) Chế độ tiền lương:

    Điều 32 BLLĐ 2012 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

    “1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận”.

    Như vậy, công ty bạn phả tạm hoãn hợp đồng lao động với giám đốc.

    Tiền lương khi tạm hoãn HĐLĐ: Khoản 2 điều 100 BLLĐ 2012 quy định: “Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn trả lại số tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự”. Như vậy, ngoài trường hợp tạm hoãn do người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, BLLĐ 2012 không quy định cụ thể tiền lương cho những trường hợp còn lại trong đó có trường hợp của công ty bạn. Vậy nên, chế độ tiền lương khi tạm hoãn HĐLĐ do 2 bên thỏa thuận với nhau. 

    b) Chế độ BHXH:

    Khoản 5 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:

    “5. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện như sau:

    a) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội;

    b) Sau thời gian tạm giam, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.

    Trường hợp người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công nhân công an và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội.

    Các trường hợp khác thì việc đóng bù thông qua người sử dụng lao động trên cơ sở tiền đóng bảo hiểm xã hội do cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đảm bảo;

    c) Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội;

    d) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam”.

    Căn cứ theo quy định trên, công ty sẽ tạm dừng đóng BHXH cho giám đốc đang bị tam giam.

    c) Chế độ BHYT:

    Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng như sau:

    “1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.

    2. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật”.

    Và Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: “…- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;…”

    Theo thông tin bạn cung cấp; giám đốc công ty hiện tại đang bị tạm giam; chưa có kết luận vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là; trong thời gian này công ty vẫn phải đóng bảo hiểm y tế cho người đó. Mức đóng bằng 4,5% của 50% tiền lương tháng mà người lao động đó được hưởng.

    d) Chế độ BHTN:

    Điều 43 Luật việc làm 2014 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

    “1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

    a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

    b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

    Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này”.

    Vì giám đốc công ty bạn đang hoãn hợp đồng lao động nên công ty bạn sẽ dừng đóng BHTN cho giám đốc. Trong trường hợp còn thắc mắc hoặc có các trường hợp vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn, các bạn hãy gọi 1900 6280 liên lạc với luật sư để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    baluan-kimchi (14/12/2018)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;